TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Đại sứ quán Nhật Bản cho biết, trong 5 năm tới, Nhật sẽ hỗ trợ đào tạo cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ cho hơn 800 cán bộ hành chính của Việt Nam để phục vụ cải cách hành chính. 

  • Đây là một trong những phương pháp giúp bạn tiếp thu bài vở tốt hơn vào ngày hôm sau. Nếu tạo cho bản thân được thói quen như vậy, đến lớp bạn sẽ không bị choáng ngợp bởi lượng kiến thức mới và cảm thấy mọi thứ "dễ thở" hơn rất nhiều. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng hình dung những kiến thức mình sẽ học. 

  • Với 750.000 từ và cách phát âm phức tạp, tiếng Anh khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi chinh phục. Trang Education First cung cấp một số cách hữu hiệu để sớm làm chủ tiếng Anh mà không tốn quá nhiều thời gian. 

  • Đối với giới trẻ hiện nay, kiến thức trên trường lớp chưa bao giờ là đủ. Những kỹ năng mềm trong cuộc sống đã trở nên vô cùng quan trọng để mỗi người có được một hành trang tốt nhất khi lập thân và lập nghiệp trong cuộc sống sau này. 

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Tự đặt ra cho mình những mục tiêu nhỏ, có khả năng hoàn thành được và sau khi nỗ lực thực hiện hãy tự thưởng cho mình những món quà. Đó có thể là buổi xem phim cùng bạn bè, vài món đồ bạn yêu thích... nhỏ thôi nhưng hiệu quả học tập không ngờ đó! 

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Thực tế công tác đào tạo bác sĩ của nước ta thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi đổi mới nhanh và mạnh mẽ hơn nữa. Nghị quyết số 20-NQ/TW (Hội nghị T.Ư 6, khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên môn trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Một thời gian dài nhiều quan điểm cho rằng chỉ bác sĩ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ mới là những người giỏi (nhưng thực tế thạc sĩ, tiến sĩ chỉ mạnh về năng lực nghiên cứu), cho nên ít quan tâm đến năng lực quan trọng nhất của bác sĩ, đó là khám, chữa bệnh. Nhận thức được vấn đề, các bộ, ngành liên quan đang có những điều chỉnh, phân biệt năng lực nghiên cứu và lâm sàng.

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    New Zealand là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất thế giới, với chương trình phổ thông chuẩn quốc tế, 8 trường đại học công lập được đầu tư bài bản cùng hệ thống trường nghề chất lượng cao.

  • Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu bạn là ai, bạn có năng lực gì. Không quá khó để trả lời những câu hỏi trong lý lịch, nhưng thực tế, một cuộc phỏng vấn không bao giờ dừng lại ở đó. Dưới đây là những kỹ năng phỏng vấn xin việc bạn cần trang bị trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện với các lãnh đạo tương lai của mình.

  • Không phải sinh viên nào cũng mắc những lỗi dưới đây, nhưng nếu đang có một kỳ thực tập không thành công, hãy nghiêm túc xem xét thái độ hành xử của bản thân với kỳ thực tập!

    Luôn có tư tưởng: chỉ là thực tập thôi mà!

    Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến kỳ thực tập của bạn có kết quả không như mong muốn. Thay vì đánh giá đúng vai trò của việc thực tập chính là cơ hội làm quen với môi trường làm việc thực tế, áp dụng những kiến thức sách vở đã học vào thực tế đồng thời trau dồi thêm những kỹ năng mềm cần thiết hoàn thiện bản thân thì nhiều sinh viên cho rằng đây chỉ là một trong những "thủ tục" để ra trường. Vì thế các bạn không dồn tâm sức, nghiêm túc với công việc trong 3 tháng này, thậm chí là làm cho có. Và tất nhiên chính cách "hành xử" này của bạn với kỳ thực tập đã "mở đường" cho thất bại rồi!

    Nếu phải "bưng trà rót nước" thì cho rằng người ta không coi trọng

    Thực ra, thời gian đầu nếu là "bưng trà rót nước" đây cũng là khoảng thời gian nhàn rỗi bạn có thể dùng để học hỏi nghiệp vụ và quan sát công việc của mọi người xung quanh. Đồng thời cũng là khoảng thời gian để đơn vị thực tập quan sát, đánh giá bạn trước khi giao việc

    Nhưng sinh viên đôi khi không vượt qua được bước "khảo sát" này vì luôn than phiền về những công việc phải làm và cho rằng người ta không coi trọng mình thay vì học cách dần dần thích nghi và khéo léo xin được giúp đỡ mọi người, từng bước hòa nhập vào guồng quay công việc.

    that bai ky thuc tap 001Thời gian đầu nếu là "bưng trà rót nước" đây cũng là khoảng thời gian nhàn rỗi bạn có thể dùng để học hỏi nghiệp vụ và quan sát công việc của mọi người xung quanh

    Nếu được giao công việc chuyên môn thì không nỗ lực hết mình

    Thực tế, tại một số đơn vị thực tập các bạn sinh viên được giao công việc chuyên môn liên quan đến ngành học, tất nhiên bước đầu là những công việc đơn giản và đúng tầm. Tuy nhiên đôi khi hạn chế kiến thức, chưa từng tiếp xúc với công việc cụ thể nên sinh viên còn lúng túng trong cách xử lý. Do đó, muốn hoàn thành công việc đòi hỏi bạn phải nỗ lực hết mình, học hỏi những người xung quanh trong thời gian ngắn nhất có thể. Và nếu cứ bó hẹp bản thân, lười giao tiếp với mọi người, không vượt qua những thử thách được giao thì kết quả của kỳ thực tập đương nhiên là không tốt.

    that bai ky thuc tap 002Muốn hoàn thành công việc đòi hỏi bạn phải nỗ lực hết mình, học hỏi những người xung quanh trong thời gian ngắn nhất có thể

    Vậy, nếu muốn kỳ thực tập không bị giới hạn công việc với "pha trà rót nước" thì phải làm sao? Thay vì phàn nàn hãy chuẩn bị tốt kiến thức, kĩ năng trước khi bước vào kỳ thực tập! Bạn phải tự tạo cho mình cơ hội ứng dụng những điều đã được học, đã quan sát được vào công việc. Chỉ như thế, bạn mới cho mọi người thấy rằng mình có đủ kỹ năng, năng lực và sự tự tin để làm tốt công việc được giao.

    Thái độ hành xử của bạn với kỳ thực tập

    Bạn có từng xem nhẹ, thậm chí bỏ qua kỳ thực tập với lý do đi thực tập chẳng bao giờ được giao công việc cụ thể, đúng chuyên môn?

    Bạn đã từng "lặn mất tăm", không chào hỏi, cảm ơn những người tạo điều kiện cho bạn có kỳ thực tập kiểu như xong việc thì đi, chẳng còn liên quan gì khi kết thúc kỳ thực tập?

    Nếu đã từng thì chúng ta nên thật sự nghiêm túc xem xét thái độ hành xử của bản thân với kỳ thực tập. Bất cứ công việc gì dù lớn dù nhỏ - hãy thực hiện tất cả nhiệm vụ của bạn với lòng nhiệt tình và sự chuyên môn. Đừng bao giờ than phiền hoặc tỏ ra khó chịu, bất mãn với công việc được giao bởi thường là, những việc lặt vặt được sử dụng để "kiểm tra" khả năng và thái độ của bạn trước khi bạn được tin tưởng tham gia vào những công việc khác. Điều này thể hiện việc bạn có thái độ thiện chí, tinh thần làm việc chuyên nghiệp hay không!

    HANGCHAM (THEO BÁO TRI THỨC TRẺ)

  • Tại tọa đàm đóng góp ý kiến sửa đổi các luật về giáo dục, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, phải thay đổi cơ chế cấp phát để bình đẳng trường công và trường tư. 

  • Khi học phổ thông, các bạn lúc cũng có giáo viên kèm cặp, luôn có gia đình kế bên. Thêm nữa, các bạn có mục tiêu rõ ràng như tốt nghiệp và đậu đại học nên các bạn luôn cố gắng, “cày ngày cày đêm”, thời gian biểu chật kín. 

  • Đó là thông tin được bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 với các cơ sở giáo dục đại học, các trường sư phạm.

  • Thời gian đào tạo đại học y khoa sẽ kéo dài 5 năm thay vì 6 năm như hiện tại. Người tốt nghiệp ĐH y dược phải trải qua một kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ và sau đó phải có thời gian thực hành nghề nghiệp từ 1-3 năm trước khi được hành nghề khám chữa bệnh.

  • Chúng ta càng trẻ, thì càng dễ dàng học và sử dụng được ngôn ngữ mới. Vì vậy, nếu bây giờ bạn đã tốt nghiệp và đang tự hỏi mình nên làm gì, tại sao lại không học một ngôn ngữ mới?

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Bằng cách 'du học bên ngoài lớp học', sinh viên được vừa học vừa làm trong môi trường nước ngoài, phát triển kỹ năng, kiến thức...

  • Có thể nói cấp ba chúng ta được học tập trong một môi trường có những “chỉ dẫn rõ ràng, có sự quan sát và theo dõi của giáo viên“ nhưng khi lên đến đại học, chúng ta phải tự tìm ra được hướng đi riêng cho mình và bạn sẽ phải tự lên một kế hoạch học tập trong thời gian sắp tới.

  • Ngành giáo dục vừa tổ chức các hội nghị tổng kết năm học 2016-2017. Điểm chung của các tổng kết này đều “nóng” với vấn đề chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, trong đó chất lượng giảng viên ĐH đang trở thành nỗi trăn trở lớn. 

  • Một nhóm nghiên cứu độc lập do PGS-TS Vũ Văn Tích, Trưởng ban KH-CN của Đại học Quốc gia Hà Nội, làm trưởng nhóm thực hiện một cuộc khảo sát, đánh giá hoạt động KH-CN trong các cơ sở giáo dục ĐH giai đoạn 2011 - 2016. Một nhóm 6 chuyên gia độc lập khác đã lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng ĐH Việt Nam. 

  • Để đáp ứng nhu cầu cho một thị trường như vậy, ở bậc đại học, hầu hết giảng viên đều đưa hình thức làm việc theo nhóm vào quá trình giảng dạy như một phần quan trọng của các học phần.  

  • Không chỉ đào tạo ít, sinh viên tốt nghiệp các ngành ngoại ngữ tại VN còn chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng cao của nghề biên - phiên dịch.

  • Cùng với quá trình nỗ lực học tập trên giảng đường, thời gian thực tập thực sự có ý nghĩa, vai trò không nhỏ với sự trưởng thành của sinh viên và cơ hội nghề nghiệp sau này.

  • Quá trình thương mại hoá sản phẩm khoa học công nghệ từ phòng thí nghiệm ra thị trường ở Hoa Kỳ được thực hiện thông qua văn phòng chuyển giao công nghệ (TTO) hoặc văn phòng cấp phép công nghệ (TLO). Các văn phòng được đặt tại các trường đại học hoặc các vùng sản xuất trên khắp cả nước.

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Nhiều học trò tỉnh Bình Thuận đã bày tỏ sự lo ngại về năng lực ngoại ngữ của mình khi vào đại học trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2018 tại tỉnh này hôm 21-1.

  • “Giá như” là từ mà nhiều cựu sinh viên nhắc đến khi nhìn lại bốn năm lãng phí trên giảng đường. Thay vì những lần thức trắng đêm ôn thi lấy điểm gạo, sinh viên đã có thể đầu tư cho tiếng Anh.

  • Top 5 cuốn sách tự học tiếng Nhật sau được đánh giá rất hữu ích với bạn trẻ Việt khi học ngoại ngữ này. Dù mới bắt đầu hay đã học lên cao, dù có theo học các lớp ở trung tâm hay không, học viên tiếng Nhật vẫn luôn ưu ái cho 5 cuốn sách này để tự học tại nhà.

  • Học tập quá tải khiến cơ thể và trí óc của bạn đều bị suy nhược, từ đó sẽ kéo theo cảm giác chán nản trì trệ. Lúc này, bạn sẽ càng khó để tập trung ôn luyện hiệu quả bởi khi chán nản, chúng ta thường có xu hướng chẳng muốn làm gì cả. Do đó, làm gì cũng cần có điểm dừng!

  • Sắp tới, Bộ Y tế sẽ xây dựng bộ tài liệu chuẩn về quản lý chất thải y tế để gửi tới tất các trường ĐH Y, Dược tham khảo làm tư liệu giảng dạy.

  • Bẫy lừa, rớt môn, đa cấp… - bị "vây quanh" bởi quá nhiều thông tin như thế, vừa háo hức vừa hoang mang, tân sinh viên làm gì để bắt đầu cuộc sống đại học một cách tự tin?

  • Theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng Chính phủ ban hành cuối năm 2016, thời gian đào tạo bậc đại học rút ngắn xuống còn từ 3-5 năm so với 4-6 năm như hiện tại. Vì vậy, bước vào năm học này, nhiều trường đại học đã giảm thời gian đào tạo.

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Nếu bạn luôn giấu dốt, không chịu "mở đường" cho việc học thì đương nhiên việc học sẽ mãi giậm chân tại chỗ. Trong những giờ học trên lớp nếu có phần kiến thức nào chưa hiểu cặn kẽ, đừng ngại ngần hỏi ngay giáo viên hoặc bạn bè để nhận được lời giải đáp.

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Cơ hội việc làm ở nhóm ngành kinh tế đang rất khả quan. Nhận định này được các chuyên gia phân tích trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến do Báo Thanh Niên tổ chức tại thanhnien.vn, fanpage Facebook và YouTube Thanh Niên chiều 16.1.

  • Trò chuyện với một giáo viên tiếng Anh ở Hà Nội, ông Karim Raslan, nhà bình luận Malaysia, phát hiện nhiều vấn đề trong giáo dục ngoại ngữ Việt Nam.

    Dưới đây là bài viết của nhà bình luận Karim Raslan.

    Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA 2016 từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chỉ ra kết quả của học sinh Việt Nam đã vượt qua học sinh trong khu vực và liên tục vượt trội so với học sinh Mỹ hay Anh quốc trong các bài kiểm tra toán học và khoa học. Tuy nhiên, việc học sinh Việt đạt kết quả cao trong khảo sát PISA cũng chỉ là một khía cạnh của câu chuyện giáo dục, thực tế thì phức tạp hơn nhiều.

    Dễ thấy giống như phần lớn các nước Đông Nam Á khác, hệ thống giáo dục của Việt Nam có nhiều vấn đề, nổi cộm nhất vẫn là nạn học vẹt và các bài kiểm tra chuẩn hóa. Thiếu sót lớn thứ nhì là thiếu trang bị tư duy sáng tạo cho học sinh trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng.

    viet-nam-can-dai-tu-chuong-trinh-giao-duc-ngoai-nguHệ thống giáo dục Việt Nam được ông Karim Raslan đánh giá tụt hậu so với các nước ASEAN. Ảnh minh họa: Bubblespan

    Để có được góc nhìn tiệm cận nhất với vấn đề ngành giáo dục Việt Nam đang gặp phải, tôi đã trò chuyện với cô giáo Đoan (không phải tên thật) - giáo viên dạy Anh văn trong một trường tiểu học ở ngoại ô Hà Nội. Cô 43 tuổi, có gương mặt lôi cuốn và tính tình vui vẻ, trẻ trung.

    Cô giáo Đoan vô cùng tâm huyết với việc dạy học tiếng Anh. "Từ lúc mới bắt đầu tôi đã thích âm thanh của tiếng Anh rồi. Tất nhiên hồi còn học cấp 3, tôi phải theo chương trình tiếng Nga, nhưng đến năm 1993, tôi đã chuyển sang học tiếng Anh. Tôi biết tiếng Anh quan trọng hơn nên chuyển hướng... Dạy tiếng Anh là niềm đam mê của tôi, tôi dạy vì niềm vui chứ không phải vì tiền", cô nói.

    Tuy đã giảng dạy trong trường 19 năm nhưng cô Đoan vẫn là giáo viên hợp đồng chứ không được vào biên chế. Điều này đồng nghĩa mức lương tháng của cô chỉ dao dộng từ 1.280.000 đồng đến 4.000.000 đồng tùy thuộc vào số lớp nhận dạy, và cô không được thụ hưởng chế độ lương hưu.

    Cô cũng giãi bày phần đông đồng nghiệp kiếm kế sinh nhai nhờ dạy thêm, tương tự hầu hết giáo viên trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng cô hoàn toàn không lo lắng về việc dạy thêm. "Các lớp ở trường đều rất đông học sinh, có đến 44 em trong lớp tôi đang dạy. Một tuần có 4 tiết tiếng Anh, mỗi tiết dài 40 phút. Tôi không nghĩ thời lượng đó là đủ. Nhiều phụ huynh nhờ tôi tổ chức lớp dạy thêm nhưng tôi không có thời gian", cô giải thích.

    "Nên tập trung vào cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết... tuy nhiên kỹ năng viết thường bị bỏ qua. Những cán bộ giáo dục bên trên nói rằng giáo trình tiếng Anh cho cấp tiểu học chỉ cần tập trung vào nghe và nói. Nhưng ngay cả đối với hai kỹ năng này, sách dạy hiện tại cũng không phù hợp, bằng chứng là học sinh không thể nói được sau khi học xong", cô Đoan nhận định. 

    Một khó khăn khác của học sinh là vấn đề phát âm. Kỹ năng nói của học sinh Việt Nam nói chung còn yếu. Hiện tại các em phát âm còn sai nhiều từ, đặc biệt là các âm vô thanh mà tiếng Việt không có. Từ các em hay phát âm sai nhất là ‘bathroom’. Khi vào cấp 2 và gặp giáo viên nước ngoài, các em gần như không thể giao tiếp được. Chỉ những em đi học ở Trung tâm Tiếng Anh chất lượng thì mới nói tốt. Sách giáo khoa hiện tại không đáp ứng được các nhu cầu thực tế.

    Giọng buồn rầu, cô Đoan nói thêm: "Các nhà lãnh đạo giáo dục chỉ áp đặt chương trình xuống giáo viên, học sinh mà không biết nó có thực sự phù hợp hay không. Tôi nghĩ các họ nên xuống các trường kiểm tra đột xuất để hiểu được tình hình tiết dạy thực tế".

    Mấu chốt không phải phụ huynh thiếu quan tâm đến giáo dục. Bây giờ có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, ngay cả công nhân nhà máy cũng cần biết tiếng Anh. Các bậc cha mẹ đều mong muốn con cái mình học tiếng Anh. "Ở huyện tôi, giống như có một phong trào vậy, mọi người đều nghĩ học tiếng Anh là quan trọng, không chỉ ở tiểu học mà còn ở cấp mẫu giáo", cô Đoan kể.

    Phần lớn cha mẹ ở Đông Nam Á (và cả các nhà đầu tư quốc tế) đều coi tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu và học tiếng Anh tốt sẽ giúp học sinh tiếp cận được nhiều cơ hội nghề nghiệp về sau. "Học tập đối với người Việt là một truyền thống. Không được giáo dục tốt, các em sẽ không có công việc tốt trong tương lai. Đáng buồn là Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa bao giờ hỏi đến ý kiến của phụ huynh", cô Đoan chia sẻ.

    Nhưng nói một cách công bằng thì chính phủ có vẻ cũng thừa nhận những thách thức trước mặt. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định nâng cao chất lượng giáo viên tiếng Anh là việc tối quan trọng với nền giáo dục nước nhà: "Dạy ngoại ngữ không chuẩn thì thà không dạy còn hơn".

    Mặc dù học sinh Việt vẫn đạt kết quả cao trong khảo sát PISA, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xem xét rà soát lại đề án 2020. Đây là kế hoạch tổng thể hoạch định việc giảng dạy ngoại ngữ toàn quốc bắt đầu từ năm 2008 với kinh phí thực hiện lên đến 10 nghìn tỷ đồng.

    Nếu so sánh tinh thần của người Việt Nam với các quốc gia cùng khu vực thì quyết tâm thành công của người Việt luôn nổi bật, trong khi các quốc gia ASEAN 5 đã qua thời kỳ bùng nổ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các cơ sở hạ tầng mềm của Việt Nam mà đáng chú ý nhất là hệ thống giáo dục vẫn đang rất tụt hậu so với các nước ASEAN 5.

    Nhìn theo hướng tích cực, khả năng sẵn sàng bẻ lái để cải thiện chất lượng và kết quả chính là điều khiến Việt Nam trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong khu vực, trong khi các cấp lãnh đạo đang sử dụng quyền lực tập trung để thực hiện cải cách cần thiết và trang bị cho người dân những kỹ năng thời đại hội nhập.

    Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể thực hiện thành công các cải cách, ngày càng nhiều nhà máy, dây chuyền sản xuất sẽ được chuyển đến Việt Nam - nơi sẽ sớm trở thành trung tâm sản xuất năng động nhất của ASEAN trong tương lai gần.

    Karim Raslan là nhà bình luận và cố vấn kinh doanh có nhiều tiếng vang tại khu vực Đông Nam Á. Tốt nghiệp Đại học Cambridge (Anh), ông di chuyển khắp khu vực để tìm hiểu đời sống, kinh doanh và chính trị. Tại Malaysia, mục bình luận Ceritalah của ông được xuất bản bằng ba thứ tiếng Anh, Quan Thoại và Malay trên các tờ The Star, Sin Chew Daily và Sinar Harian. Quan điểm của ông có thể được bắt gặp trên The Jakarta Globe (Indonesia), Today (Singapore) và các kênh truyền hình BBC, CNN, Al Jazeera hay CNBC.
    Ông cũng là tác giả của 5 cuốn sách, “Ceritalah: Malaysia trong cuộc chuyển mình”, “Những anh hùng và các câu chuyện”, “Ceritalah 2: Hành trình xuyên Đông Nam Á”, “Ceritalah 3: Malaysia và giấc mơ dở dang” và “Ceritalah Indonesia”.

    Karim Raslan (Theo Vnexpress)

  • ĐBSCL hiện có 92 bệnh viện đa khoa (BVĐK) tuyến huyện, 14 BVĐK khu vực, 17 BVĐK tỉnh, 37 bệnh viện (BV) chuyên khoa, trong đó có 21 BV phục vụ cho 5 chuyên ngành (lao và bệnh phổi, tâm thần...); các tỉnh đều có trung tâm giám định pháp y tâm thần.

  • Vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc họp với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các bộ ngành liên quan, một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp và doanh nghiệp (DN) về đào tạo nhân lực ngành du lịch.

  • Bộ GD-ĐT sẽ cho phép sinh viên đang học đại học các ngành khác được chuyển sang học công nghệ thông tin ứng dụng ở các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành này.

  • Bộ Giáo dục - đào tạo đưa ra cơ chế đặc thù trong đào tạo đại học các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó yêu cầu ít nhất 30% thời gian tại doanh nghiệp.

  • Làm thêm luôn là cơ hội cho các bạn trải nghiệm về cuộc sống và có thêm những cơ hội giao lưu học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, khả năng của bản thân. Tuy nhiên, khi làm thêm là lựa chọn ưu tiên, công việc chính trong những năm tháng trên giảng đường thì bạn cần thực sự nghiêm túc xem xét lại! 

  • 20/11 là ngày tôn vinh thầy cô giáo của học sinh, sinh viên Việt Nam, vậy còn học trò những nước khác trên thế giới thì thể hiện niềm yêu mến, kính trọng thầy cô của mình vào ngày lễ đặc biệt nào?

  • Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, giáo dục đại học Việt Nam cần được đổi mới trên cơ sở vẫn giữ được những nét đặc thù của giáo dục đại học trong nước, đồng thời tiệm cận được các chuẩn chung của thế giới.

    Vì sao cần phải đổi mới giáo dục đại học?

    Ở nước ta hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại học(1), nhưng qua các văn bản không chính thức, có thể hiểu giáo dục đại học là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

    Xét về mặt lịch sử, nền giáo dục đại học đã xuất hiện ở nước ta cách đây trên cả nghìn năm(2). Cho đến nay, lịch sử giáo dục đại học Việt Nam đã trải qua các nền giáo dục khác nhau: phong kiến, thuộc địa và chủ nghĩa thực dân mới (ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975). Sự nghiệp giáo dục đại học từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã trải qua gần 70 năm qua và đạt được những thành tựu to lớn, trong đó quan trọng nhất là đã góp phần tạo ra các thế hệ nguồn lực con người Việt Nam, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, nền giáo dục của nước ta ngày càng bộc lộ những bất cập và hạn chế.

    Về mục tiêu, trong một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta chưa chú trọng đúng mức đến việc đặt ra mục tiêu cho nền giáo dục của đất nước, trong đó có giáo dục đại học. Thời gian gần đây, mục tiêu giáo dục đại học ở nước ta có sự thay đổi, như việc xác định quan niệm, mục đích của giáo dục đại học là đào tạo nhân tài (Luật Giáo dục Việt Nam năm 2012). Tuy nhiên, hiểu thế nào là nhân tài thì cho đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất. Nếu coi nhân tài là người có sáng kiến, có khả năng, năng động, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển dù trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận hay hoạt động thực tiễn, nghĩa là nhân tài phải là những người nổi trội và hiếm trong xã hội thì mục tiêu này khó đạt được đối với chất lượng thực tế của giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Trong thực tế, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, nhiều lắm cũng mới chỉ đủ khả năng trang bị cho người học (sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh…) kiến thức cơ bản, trang bị khả năng phân tích độc lập, dám suy nghĩ và biết suy nghĩ (suy nghĩ có phương pháp - tư duy khoa học). Như vậy, rõ ràng là ngay cả khi chúng ta đổi mới mục tiêu giáo dục đại học thì mục tiêu này cũng không phù hợp với khả năng, cũng như chất lượng thực tế của nền giáo dục đại học trong nước. Trong khi đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các quốc gia có nền giáo dục đại học tiên tiến khi đặt ra mục tiêu giáo dục, họ đều nêu lên những mục đích rất thực tế. Một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã xác định mục tiêu của mình như sau: “Mục đích của môi trường giáo dục và sinh hoạt sinh viên là đào tạo những cá nhân thành đạt và công dân có trách nhiệm. Người tốt nghiệp cảm thấy tự tin trong việc tìm hiểu rộng rãi nhiều vấn đề và kinh nghiệm ở môi trường đại học hay ngoài đời, dù là học bất cứ ngành chuyên môn nào”. Chữ “thành đạt” có thể hiểu là có sự hiểu biết về tri thức cơ bản, được sửa soạn kỹ càng để có thể tự tin vào đời và vào thị trường lao động (kiếm sống cũng như phát triển tri thức). Nhưng mục đích đào tạo thành những “công dân có trách nhiệm” thì được thể hiện rất rõ ràng (3). Với những mục tiêu như thế này, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam hiện nay ít đặt ra hoặc chưa thực sự coi trọng, nên cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm chất lượng sản phẩm (người học) sau đào tạo.

    Về nội dung, mặc dù những năm qua đã có nhiều cố gắng đổi mới, cải cách nội dung giáo dục ở các cấp học theo hướng tiến bộ hơn, song nhìn chung so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nền giáo dục của nước ta vẫn còn lạc hậu, nhất là nội dung giáo dục ở bậc đại học. Nhìn tổng thể, phần lớn nội dung và chương trình giáo dục các cấp hiện nay ở nước ta đều được biên soạn hoặc chịu ảnh hưởng bởi nội dung, chương trình giáo dục của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đặc biệt nền giáo dục Xô-viết. Trong một thời gian dài, những nội dung và chương trình giáo dục này khá phù hợp với nền giáo dục của nước ta và đã mang lại những thành tựu hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nội dung chương trình giáo dục đại học nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế:

    Một là, nội dung kiến thức đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa tạo được sự thống nhất gắn mục tiêu giáo dục với mục tiêu tìm kiếm việc làm đối với người học.

    Hai là, chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước và quốc tế. Mặc dù được đặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng trên thực tế, khả năng liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế, ít thừa nhận và tiếp nhận các kết quả đào tạo của nhau, nên người học rất khó khăn khi chuyển trường, ngành học. Việc liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước và ngoài nước lại càng khó khăn hơn do có sự khác biệt về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốc tế (trừ các chương trình liên kết đào tạo theo thỏa thuận). Điều này không những gây khó khăn cho người học khi muốn chuyển đến cơ sở giáo dục ngoài nước, mà ngay cả việc công nhận văn bằng, chứng chỉ của các cơ sở giáo dục trong nước tại các nước mà người học chuyển đến định cư hoặc công tác cũng không phải dễ dàng.

    Ba là, chương trình học còn nặng với thời lượng lớn. Một thống kê và so sánh cho thấy, thời gian học 4 năm ở một lớp đại học tại Việt Nam là 2.138 giờ so với Mỹ là 1.380 giờ(4). Như vậy chương trình học ở Việt Nam dài hơn 60% so với Mỹ. Thời gian học nhiều như vậy nên người học khó tránh khỏi việc rơi vào trạng thái luôn bị áp lực hoàn thành các chương trình môn học, ít có thời gian để tự học, tự nghiên cứu, hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác. Nhìn chung, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay tỏ ra bất cập và kém hiệu quả. Đây cũng được coi là nguyên nhân cơ bản khiến nền giáo dục đại học ở Việt Nam đang có xu hướng tụt hậu.

    Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học, các trường đại học ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa tiếp cận với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học phổ biến của thế giới. Nhằm mục tiêu “nhấn mạnh đến kỹ năng xử lý vấn đề đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn”, việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của các trường đại học trên thế giới thường rất linh hoạt, dựa trên tinh thần đề cao vai trò của người học, tạo điều kiện tối đa cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, do quan niệm “nền giáo dục cần trang bị cho người học một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt để họ có thể có một nền tảng vững chãi khi ra trường”(5) nên vai trò, vị trí của người học chưa thực sự được quan tâm. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn khá lạc hậu. Kết quả khảo sát thực địa của Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ năm 2006 có phần nhận xét về phương pháp dạy và học đại học của Việt Nam như sau: “Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học; quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu; sinh viên học một cách thụ động(6). Mặc dù, những năm gần đây, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã bắt đầu áp dụng phương pháp giảng dạy cho sinh viên theo phương thức tín chỉ, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, “Đào tạo tín chỉ ở Việt Nam hiện chưa thực sự đúng với tinh thần của tín chỉ. Cách dạy, học vẫn còn chưa thoát khỏi tinh thần niên chế. Tính chủ động của sinh viên còn yếu kém”(7). Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường đại học ở nước ta hiện nay nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Các thiết bị giảng dạy, như máy chiếu, video... chỉ là phương tiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng giảng dạy, điều quan trọng hơn cả là sự nhận thức rằng giáo dục phải mang tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm thể hiện qua việc cải tiến về phương pháp và chương trình học vẫn chưa được chú trọng.

    le tot nghie2Lễ tốt nghiệp 2016 - Trường Đại học Văn Lang

    Nguyên nhân của những bất cập

    Các bất cập, yếu kém trên đây góp phần làm cho giáo dục đại học ở Việt Nam tụt hậu và sự tụt hậu này đang tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

    Một là, chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Theo kết quả khảo sát tại 60 doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh về “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng của sinh viên được đào tạo trong 5 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp (đánh giá dựa trên các tiêu chí kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc và năng lực nghề nghiệp), chỉ có 5% tổng số sinh viên tham gia khảo sát được đánh giá ở mức độ tốt, 15% ở mức độ khá, 30% ở mức độ trung bình và 40% ở mức độ không đạt(8). Kết quả này không chỉ phản ánh sự hạn chế trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay mà còn gián tiếp chỉ báo một nguy cơ lao động Việt Nam sẽ tụt hậu so với các nước khác trong khu vực, trong khi các doanh nghiệp đã và đang sử dụng công nghệ tự động trong quản lý nhân lực.

    Hai là, hạn chế về khả năng nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Hầu hết các nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới hiện nay đều có khả năng tạo ra một đội ngũ các nhà khoa học đông đảo có trình độ nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế với số lượng lớn. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, số lượng và chất lượng các công trình công bố trên các ấn phẩm khoa học quốc tế trở thành thước đo quan trọng, chỉ số khách quan không chỉ phản ánh sự phát triển khoa học - công nghệ cũng như hiệu suất khoa học mà còn phản ánh trình độ và chất lượng thực tế nền giáo dục của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, những năm gần đây, mặt dù đã có sự quan tâm của nhiều cơ sở giáo dục trong việc tạo cơ chế khuyến khích các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế, thậm chí có xu hướng ngày càng tụt hậu xa hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ. Theo thống kê của Viện Thông tin khoa học (ISI), trong giai đoạn 1996 - 2011, Việt Nam mới có 13.172 công trình khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng 1/5 của Thái Lan (69.637), 1/6 của Ma-lai-xi-a (75.530), và 1/10 của Xin-ga-po (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần dân số Xin-ga-po, gấp 3 lần Ma-lai-xi-a và gần gấp rưỡi Thái lan. Không chỉ ít về số lượng, chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp nhất so với các nước trong khu vực. Thứ hạng khiêm tốn này cũng nhất quán với số bằng sáng chế được đăng ký ở Mỹ và chỉ số sáng tạo do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) xếp hạng.

    Ba là, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thực tế cho thấy, sự bất cập, hạn chế trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay không chỉ tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, mà sâu xa hơn có thể làm suy giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo Báo cáo về Tính cạnh tranh năng lực toàn cầu 2013 - 2014 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) được thực hiện với 148 nước, tính hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam được xếp ở vị trí 67/144. Ở hạng mục giáo dục đại học và đào tạo, Việt Nam đứng thứ 95 trong bảng xếp hạng, thứ 7 trong các nước ASEAN, sau Xin-ga-po (thứ 2), Ma-lai-xi-a (thứ 46), Bru-nây (thứ 55), Thái Lan (thứ 66), In-đô-nê-xi-a (thứ 64), Phi-líp-pin (thứ 67). Điều đáng nói là, trong số 12 tiêu chí then chốt giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế, sức khỏe và giáo dục cơ sở được WEF xếp vào tiêu chí thứ 4, chất lượng giáo dục và đào tạo cấp cao xếp tiêu chí thứ 5.

    Có thể những con số so sánh nêu trên chưa phản ánh đầy đủ và thực chất nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhưng nó cũng là hồi chuông nhắc nhở chúng ta cần có ngay các giải pháp để đổi mới có hiệu quả giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục đại học, nếu không muốn ngày càng tụt hậu xa hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

    le tot nghiepLễ tốt nghiệp 2016 - Trường Đại học Văn Lang

    Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học

    Cùng với quá trình đổi mới đất nước nói chung, đổi mới nền giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục đại học, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”(9). Ngày 04-11-2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó nêu chín giải pháp đổi mới giáo dục toàn diện. Từ chín giải pháp mang tính định hướng trên đây, xin đề xuất một số khuyến nghị nhằm tiếp tục đổi mới hơn nữa giáo dục đại học Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

    Thứ nhất, xây dựng triết lý giáo dục cho nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay, đồng thời mỗi trường đại học, mỗi cơ sở giáo dục cũng cần có triết lý giáo dục riêng phù hợp với tôn chỉ, mục đích và hướng tới hội nhập vào dòng chảy phát triển chung của giáo dục quốc tế.

    Thứ hai, việc đổi mới tư duy giáo dục hiện nay cần “gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến ở khu vực”(10) như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng khẳng định. Các cấp, các ngành, trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có sự thay đổi một cách mạnh mẽ về tư duy trong tổ chức giáo dục đại học, như thay đổi cách tuyển sinh, lựa chọn “đầu vào” theo hướng thoáng hơn, cho phép các cơ sở giáo dục đại học tự đặt ra các tiêu chuẩn tuyển sinh và chịu trách nhiệm với người học bằng chính “uy tín” đào tạo của mình, cho phép hình thành nhiều mô hình đào tạo đại học khác nhau, kiểm soát chặt chẽ “đầu ra” của mỗi cơ sở đào tạo để bảo đảm chất lượng chung…

    Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ chức xây dựng và triển khai theo hướng mở (cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để giảng dạy cho người học), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi. Về phương pháp, cho phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu. Tất nhiên, các cơ sở đào tạo cần thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan, chặt chẽ để bảo đảm tính hiệu quả của việc dạy và học.

    Thứ tư, đổi mới vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Theo đó, về mặt pháp lý, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định về pháp luật đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thay đổi cách tư duy về quản lý đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thay vì trực tiếp quản lý toàn diện đối với các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên đóng vai trò là cơ quan “tài phán”, định hướng các hoạt động theo luật pháp, đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học được độc lập, tự chủ hơn trong các hoạt động. Cần tránh tư duy quản lý theo cách áp đặt, hoặc “bao cấp” đối với các hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

    Thứ năm, tăng cường các hoạt động nghiên cứu và công bố quốc tế, tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động về chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học. Trước mắt, Nhà nước và các cơ sở giáo dục đại học cần có các cơ chế chính sách động viên, khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu và tích cực công bố kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế. Về lâu dài, cần đặt ra lộ trình (đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học khác nhau cần có những lộ trình khác nhau) tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động khoa học và các hoạt động về chuyên môn trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời cần coi đây là giải pháp quan trọng để đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập sâu hơn vào môi trường quốc tế./.

     

    Theo Tạp chí Cộng sản

  • Chưa bao giờ các trường đại học (ĐH) Việt Nam lại xem trọng việc công bố quốc tế như hiện nay. Có trường chi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho mỗi bài báo công bố quốc tế lọt vào danh mục ISI/SCOPUS.

    Sẽ không có gì quá ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp trong tương lai nếu chúng ta dừng lại một chút nghỉ ngơi, tự thưởng cho mình một điều gì đó sau 4 năm miệt mài học tập.

  • Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) Trần Văn Tùng chia sẻ tại Hội thảo khoa học liên kết vùng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo diễn ra chiều 03/11 tại Thái Nguyên. 

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag