TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Livestream tư vấn tuyển sinh 2021 - tập 22: “Luật - nhóm ngành tiềm năng"

(P.TS&TT  Văn Lang, 20/04/2021)Tối 16/04, Fanpage Trường Đại học Văn Lang tiếp tục phát sóng Livestream Nhà Lạc số 22 với chủ đề “Luật - nhóm ngành tiềm năng” để giải đáp những thắc mắc trong lĩnh vực này của các bạn thí sinh.

Theo Dự báo của Trung tâm Dự báo phát triển Nguồn nhân lực TP. HCM, đến năm 2005, chỉ riêng ngành Luật, Việt Nam  cần 13.000 Luật sư, 2.300 Thẩm phán, 2.000 Công chứng viên, 3.000 Chấp hành viên, 300 Thẩm tra viên thi hành án dân sự và Thừa phát lại,.. Với những số liệu đó, dễ dàng nhận ra tầm quan trọng của luật pháp cũng như sự quan tâm từ các bạn thí sinh đến lĩnh vực này. 

Livestream tập 22 với chủ đề "Luật - Nhóm ngành tiềm năng" lần này có sự tham gia của TS. Nguyễn Tất Thành - Giảng viên Cơ hữu Khoa Luật và ThS. Trần Diệu Thuý - Giảng viên Cơ hữu Khoa Luật. Đây cũng là số đầu tiên ở mùa phát sóng này của Nhà Lạc có sự tham gia cùng lúc của hai chuyên gia. Đến với buổi tư vấn trực tuyến, TS. Nguyễn Tất Thành cũng đã chia sẻ về cách nhìn của mình đối với ngành Luật “Ngay trong quốc gia của chúng ta, nhu cầu từ các chuyên gia về mặt pháp lý, luật sư hay những người am hiểu về luật càng lúc càng nhiều lên. Chính vì thế mà các bạn thí sinh cũng mong muốn tiếp cận nhiều hơn đối với ngành Luật hay tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu về luật pháp”.

vlu livestream nganh luat va luat kinh te a

Để tiện theo dõi nội dung, Website Trường Đại học Văn Lang tường thuật lại buổi Tư vấn trực tuyến số 22 với chủ đề “Luật - nhóm ngành tiềm năng”.

Thông qua hộp thư VLU BOX và các kênh thông tin khác, các thí sinh đã gửi các câu hỏi về phương thức xét tuyển, chương trình đạo, các thông tin cũng như những hoạt động của Khoa Luật với mong muốn được giải đáp chi tiết hơn.

Mời quý khán giả, quý phụ huynh, học sinh quan tâm, xem lại chương trình theo link phát sóng tại Fanpage Trường Đại học Văn Lang.

Để tiện theo dõi nội dung, Website Trường Đại học Văn Lang tường thuật lại buổi Tư vấn trực tuyến số 22 với chủ đề "Luật - Nhóm ngành Tiềm năng”

MC đặt câu hỏi tương tác: Chương trình của ngành học gồm những gì và số tín chỉ là bao nhiêu, thầy cô có thể phổ biến một chút cho các bạn không ạ?

TL: Chương trình đào tạo của trường mình được đào tạo theo hướng ứng dụng, số tín chỉ là 132 tín chỉ và được chia làm 2 ngành chính đó là ngành Luật và ngành Luật kinh tế. Đối với ngành Luật kinh tế, các bạn sẽ được học các môn chú trọng về kinh tế hơn, ví dụ môn Luật thương mại, Luật ngân hàng, Luật tài chính. Trong ngành luật lại chia làm 2 ngành nhỏ đó là Luật hình sự và Luật dân sự. Nếu các bạn theo học Luật dân sự, các bạn sẽ được chú trọng các môn như tố tụng dân sự,  thi hành án dân sự... Đối với Luật hình sự sẽ học về môn tố tụng hình sự, môn giám định pháp y....

Bạn Duy Khương (Group Cộng đồng Sinh viên Văn Lang): Cho em hỏi ngành Luật và Luật kinh tế khác nhau như thế nào, thầy cô có thể cho em ý kiến tham khảo được không?

TL: Hai ngành này có những điểm khác nhau cơ bản chính là những nội dung chuyên sâu của ngành. Về Luật kinh tế, mình sẽ được học chuyên về những quy định về pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh tế là chủ yếu. Trong đó bao gồm các vấn đề như hợp đồng kinh tế, giải quyết bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực dân sự,.. Trong ngành Luật cũng vậy, về Luật dân sự sẽ hướng cho các bạn những môn học, kỹ năng chuyên môn về dân sự. Về Luật hình sự, sẽ có những môn về kỹ năng tranh tụng trong vụ án Tố tụng hình sự hoặc các môn chuyên sâu về hình án hình sự, điều tra hình sự,..

Bạn Thúy Nguyễn (tương tác trực tuyến): Cho em hỏi học ngành Luật kinh tế có áp lực hay không?

TL: Khi đã bước vào giảng đường đều có những áp lực riêng. Đối với ngành Luật, các thầy cô luôn đem đến cho các bạn năng lượng tích cực nhất trong quá trình học tập. Khi học, chúng ta sẽ phải tìm hiểu về các thông tin luật pháp rất nhiều nhưng quen rồi, các bạn sẽ thấy dễ dàng hơn.

vlu livestream nganh luat va luat kinh te bNguyễn Tất Thành và ThS. Trần Diệu Thuý tham gia livestream tư vấn tuyển sinh ngành Luật và Luật kinh tế.

Nguyễn Thị Thùy Linh (tương tác trực tuyến): Ngành Luật hình sự có những khó khăn gì và học những gì ạ?

TL: Mặc dù dạy trong lĩnh vực hình sự nhưng thầy cô luôn rất thân thiện, cố gắng để các bạn tiếp cận một cách thoải mái nhất. Luật hình sự cũng như các ngành khác đều không quá khó khăn. Trước tiên, các bạn sẽ học những môn pháp luật cơ bản. Khi đi chuyên sâu sẽ học về Luật sư, tìm hiểu các vấn đề về điều tra hình sự, tâm lý học tội phạm hay những môn thi hành án hình sự. Đây là những môn học rất sinh động vì các bạn sẽ được trải nghiệm kiến thức thực tế và tiếp xúc với những vụ án.

Bạn Minh Thư (tương tác trực tuyến): Khi học những năm đầu, không biết em có được rèn luyện những kỹ năng phản biện, suy luận, quan sát hay không?

TL: Khi học Luật bắt buộc phải nắm được những kỹ năng này và một trong những kỹ năng chính phải có là khả năng tư duy phản biện. Chương trình khoa Luật luôn thiết kế khóa học về kỹ năng mềm. Tại đây, các bạn sẽ được học cách làm việc nhóm, tư duy phản biện hay những nội dung khác để phân tích, áp dụng vào công việc chuyên môn sau này hoặc ngay trong hoạt động đời thường.

Bạn Bội Nhi - Bạn Huỳnh Kim Anh (tương tác trực tuyến): Thầy cô nghĩ thế nào về việc đến hiện tại vẫn còn tồn tại sự phân biệt giữa sinh viên Khoa Luật trường tư với các sinh viên trường khác và làm thế nào có thể thay đổi suy nghĩ của các nhà tuyển dụng. Bằng đại học Luật của trường Đại học Văn Lang và bằng đại học chính quy luật ở những nơi khác sẽ khác nhau như thế nào?

TL: Bản thân trường Đại học Văn Lang khi xây dựng Khoa Luật luôn luôn hướng đến việc đảm bảo chất lượng. Khi các bạn đến với nhà tuyển dụng, các bạn muốn thay đổi quan điểm của họ thì các bạn phải chứng tỏ được bản lĩnh của mình, năng lực, thái độ và tố chất mới là yếu tố quyết định. 

Về phương diện pháp luật, không có bất cứ phân biệt nào về bằng cấp giữa trường công và trường tư, những nơi đào tạo uy tín như Khoa Luật của Đại học Văn lang và một số trường đại học khác sẽ cung cấp nguồn nhân lực ngành luật chất lượng tốt cho nền kinh tế xã hội của đất nước.

Bạn Lương Hồng Quý (Fanpage Đại học Văn Lang): Thầy cô có thể cho em biết ngành luật hình sự học có nặng không? Ngành này có khó khăn trở ngại gì đối với con gái không?

TL: Theo bản thân cô, con gái học luật không phải là một việc quá nặng đến mức không thể học được. Hiện nay, cô nghĩ rằng mỗi người trong xã hội đều cần phải biết rõ và tuân thủ pháp luật mà không cần phân biệt xem bạn là ai. Ngoài ra, các bạn cũng có thể yên tâm rằng tại Khoa Luật trường Đại học Văn Lang, số lượng nữ chiếm khoảng 60 - 70%.

Bạn Duy Thắng - Bạn Huỳnh Kim Anh (tương tác trực tuyến): Cho em hỏi cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ như thế nào ạ?

TL: Sau khi các bạn đạt được tấm bằng cử nhân khoa Luật của trường Đại học Văn Lang thì cơ hội việc làm luôn rất rộng mở. Ngoài việc làm Luật sư, các bạn còn có thể làm việc ở các đơn vị khác trong những vị trí như là: Pháp chế trong doanh nghiệp, các đơn vị hành chính trong ngân hàng hoặc cũng có thể trở thành một giảng viên chuyên ngành. Một trong những đặc trưng của ngành Luật chính là các bạn sẽ đạt được kỹ năng tư duy phản biện, làm việc nhóm cũng như nhiều kỹ năng khác và với những kỹ năng đó, sau này khi ra ngoài làm việc, các bạn sẽ đảm nhiệm được rất nhiều vị trí công việc. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, pháp luật cần được thượng tôn thì việc các bạn biết được luật pháp là một ưu điểm và điều đó giúp bạn tìm việc dễ dàng hơn ngày xưa rất nhiều. 

Bạn Mẫn Nhi (tương tác trực tuyến): Học ngành Luật khi ra trường có thể làm những công việc gì và liên kết với những ngành nghề nào?

TL: Học Luật không chỉ trở thành Luật sư mà các bạn còn có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước như Ủy ban, Tòa án, Viện kiểm sát ở các cơ quan thi hành án dân sự hoặc hình sự. Bên cạnh đó, các vị trí tuyển dụng ở doanh nghiệp cũng đòi hỏi những nhân viên tuyển dụng có các kỹ năng về mặt pháp lý hay những bộ phận pháp chế của doanh nghiệp. Hiện nay ngành Luật không còn giới hạn ở 1 vị trí công việc nhất định mà còn mở rộng ra ở rất nhiều vị trí ngành nghề khác nhau. 

vlu livestream nganh luat va luat kinh te c

Bạn Nguyễn Thị Hoàng Vân (Hộp thư VLU Box): Chuyên viên lập pháp là công việc như thế nào và làm cụ thể những gì ạ?

TL: Trong các doanh nghiệp thường có bộ phận pháp chế, thì ở đây chuyên viên lập pháp có thể soạn thảo hợp đồng, làm người đại diện cho doanh nghiệp đi đến các cơ quan nhà nước để liên hệ, làm việc. Chuyên viên lập pháp cũng thực hiện các công việc khác như soạn thảo nội quy công ty hay những công việc ban hành quy chế. Vị trí này không chỉ tiếp xúc với các bộ phận khác trong công ty mà còn tiếp xúc với những cơ quan nhà nước.

Bạn Nguyễn Khải (tương tác trực tuyến): Em đang hướng về Chuyên viên pháp lý dự án vậy thì em cần học những gì ạ?

TL: Chuyên viên pháp lý dự án sẽ có rất nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến những vấn đề về hợp đồng và khi chúng ta làm việc cũng cần những kiến thức đó để xử lý. Do đó, trong quá trình học các bạn có thể bổ sung kiến thức từ các môn học tập trung về kinh tế, các môn dân sự hay luật kinh tế, thương mại.

Bạn Lý Hà My (tương tác trực tuyến): Lương khởi điểm khi mới ra trường của ngành Luật dân sự và ngành Luật kinh tế là bao nhiêu?
TL: Mức lương sẽ còn phụ thuộc vào năng lực và đơn vị mà các bạn làm việc. Theo một thống kê mà cô đã đọc được từ các bạn cử nhân mới ra trường thì với tấm bằng Luật các bạn sẽ có mức lương giao động từ 7-12 triệu. 

MC đặt câu hỏi tương tác: Về việc thực tập, rất nhiều thí sinh cũng thắc mắc không biết các bạn sẽ thực tập ở đâu, thầy cô có thể chia sẻ một chút được không?

TL: Thông thường Khoa Luật khi triển khai cho các bạn đi thực tập luôn mong muốn sự năng động, độc lập từ các bạn, do đó Khoa Luật thường sẽ để cho các bạn quyền được lựa chọn đơn vị mình muốn thực tập. Tuy nhiên trong những trường hợp các bạn gặp khó khăn khi tìm kiếm nơi thực tập thì Khoa cũng mở ra những phương án để hỗ trợ các bạn tốt nhất. Các bạn có thể lựa chọn thực tập ở những văn phòng luật sư hay các đơn vị là đối tác của Khoa trong khoảng thời gian từ 8 - 9 tuần. 

MC đặt câu hỏi tương tác: Các bạn thí sinh - sinh viên cần có tố chất như thế nào để phù hợp với việc học ngành luật, thầy cô có thể chia sẻ thêm không ạ?

TL: Theo cô, đầu tiên các bạn phải có niềm đam mê và ý thức phát triển trong tương lai. Ngoài ra các bạn cũng phải là những người siêng năng, chịu khó và cố gắng đọc, tìm kiếm để trau dồi khối lượng kiến thức thực tế hay các khả năng tư duy phản biện pháp lý. Một trong những yếu tố rất cần cho sau này chính là khả năng dám đương đầu, ban đầu có thể sẽ hơi khó với các bạn nhưng trong 4 năm đào tạo ở Văn Lang các bạn có thể trau dồi khả năng này của mình. Vì vậy quan trọng nhất vẫn là đam mê, sở thích của các bạn và khả năng sử dụng kiến thức của mình trong những vị trí sau này. 

Bạn Trung Hậu (tương tác trực tuyến): Em rất muốn làm Luật sư nhưng học xong Đại học chỉ có thể làm Chuyên viên tư vấn thôi. Vậy sau Đại học em cần học thêm gì và thời gian bao lâu để trở thành luật sư ạ?

TL: Theo quy định của pháp luật thì điều kiện là phải tốt nghiệp cử nhân luật và trải qua một khóa đào tạo Luật sư. Khi kết thúc khóa đào tạo, các bạn sẽ nộp hồ sơ để thực tập ở các văn phòng luật sư một thời gian, sau đó các bạn mới được nhận chứng chỉ hành nghề Luật sư và được chính thức hành nghề trong lĩnh vực pháp luật.

Hy vọng với sự nhiệt tình của TS. Nguyễn Tất Thành và ThS. Trần Diệu Thuý, buổi livestream số 22 sẽ giúp các bạn thí sinh đưa ra những lựa chọn tốt nhất cũng như chuẩn bị đầy đủ hành trang, sẵn sàng bước vào cổng trường Đại học Văn Lang. Livestream Nhà Lạc lên vào lúc 20g00 tại Fanpage trường Đại học Văn Lang. Mọi thông tin chi tiết về đăng ký xét tuyển, thi tuyển, các chương trình học,.. quý phụ huynh và thí sinh có thể đặt câu hỏi hoặc liên hệ đến các kênh thông tin khác.

vlu livestream nganh luat va luat kinh te h


Mai Thy (tường thuật)
Sinh viên K23 ngành Quan hệ Công chúng


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag