TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Hội thảo quốc tế - giai đoạn 1 Dự án môi trường ENTIRE

 

(P. Tuyển sinh – Văn Lang, 10/7/2017) - Ngày 04/07 vừa qua, Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Văn Lang và Đại học Wageningen (Hà Lan) đã tổ chức thành công Hội thảo quốc tế trong khuôn khổ Dự án Phát triển công nghiệp bền vững ở các đồng bằng của Việt Nam qua việc tái sử dụng, tái chế và đa dạng hóa nguồn nước trong công nghiệp - ENTIRE.

Tháng 3/2016, Trường ĐH Văn Lang cùng ĐH Wagenigen (Hà Lan) khởi động Dự án môi trường ENTIRE (xem chi tiết). Sau hơn 1 năm nghiên cứu, Dự án đã hoàn thành giai đoạn 1. Mục tiêu của Hội thảo ngày 04/7/2017 nhằm báo cáo kết quả đạt được ở giai đoạn 1, và thu thập ý kiến chuyên gia từ các cơ quan Nhà nước về Quản lý Môi trường khu công nghiệp (KCN), chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực môi trường tại các trung tâm nghiên cứu, lãnh đạo Công ty đầu tư hạ tầng KCN Hiệp Phước và Long Hậu và đại diện của Công ty trong KCN. Đây cũng là các đơn vị sẽ thụ hưởng kết quả của Dự án và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo của Dự án.

hoi thao quoc te moi truong entire 01Hội thảo quốc tế báo cáo giai đoạn 1 của Dự án ENTIRE
quy tụ nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Chủ trì Hội thảo là các thành viên Ban quản lý Dự án, gồm: PGS.TS. Jan Vreeeburg - Khoa Công nghệ Môi trường ĐH Wageningen, PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, TS. Lê Thị Kim Oanh – Trưởng Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, NCS. Trần Thu TrangNCS. Lê Minh Trường - giảng viên Trường ĐH Văn Lang. Khách mời dự Hội thảo gồm Phòng Tài nguyên nước, khoáng sản và biển đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM , Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Tp. HCM (HEPZA), Ban Quản lý Công ty CP KCN Hiệp Phước, Công ty CP Long Hậu, Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường (ETM), Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng về Công nghệ & Quản lý Môi trường (CENTEMA), đại diện các công ty trong KCN…

hoi thao quoc te moi truong entire 02

khung chuTrong giai đoạn một, các nhóm nghiên cứu đã xây dựng đề cương chi tiết cho từng nhóm công việc, khảo sát nhu cầu sử dụng nước và phát sinh nước thải tại 2 khu công nghiệp được lựa chọn (KCN Long Hậu và Hiệp Phước). Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là một trong những khu vực chịu các ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó nước biển dâng, xâm nhập mặn, và khan hiếm nguồn nước ngọt trong tương lai sẽ là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế của các khu công nghiệp trong khu vực. Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở dữ liệu đánh giá hiện trạng, dự đoán tiềm năng tái sử dụng nước thải sau xử lý, thu hồi và tái sử dụng nước mưa, cũng như đánh giá tiềm lực xây dựng mô hình sử dụng nước bền vững tại 2 khu công nghiệp.

 
hoi thao quoc te moi truong entire 03Trong Hội thảo, NCS. Lê Minh Trường và NCS. Trần Thu Trang lần lượt báo cáo kết quả giai đoạn 1. Với tham luận đầu tiên Công nghệ liên quan đến việc sử dụng nước tại các khu công nghiệp – Cải tiến hạ tầng và kỹ thuật cấp nước cho các khu công nghiệp tại Việt Nam, NCS. Lê Minh Trường đã trình bày những số liệu cơ bản về nhu cầu, lưu lượng, chất lượng nước cấp, nước thải tại các doanh nghiệp thuộc KCN Long Hậu và KCN Hiệp Phước; từ đó tìm ra nguyên nhân, vị trí, tiềm năng lựa chọn các giải pháp tiết kiệm sử dụng nước.

 hoi thao quoc te moi truong entire 04NCS. Trần Thu Trang báo cáo tham luận “Đặc điểm, vai trò của các bên liên quan và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng nước hiện tại cũng như quá trình chuyển đổi sang sử dụng nước bền vững tại Khu công nghiệp”, đánh giá sự phối hợp quản lý sử dụng nước của nhóm chính sách (đại diện cho các cơ quan quản lý), nhóm kinh tế (đại diện cho công ty, doanh nghiệp), nhóm xã hội (đại diện cho người dân, các UBND) và nhóm nghiên cứu (đại diện cho các trường học, viện nghiên cứu). Báo cáo chỉ ra mức độ quan trọng của từng nhóm đối tượng; ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, của hệ thống thể chế và chính sách hiện hữu khi KCN hướng đến sử dụng nước bền vững trong tương lai.

 Dựa trên các phân tích kết quả, những phương án về mặt công nghệ và quản lý dần được hình thành để giải quyết các vấn đề trước mắt theo hướng lâu dài. Các phương án này được trình bày trong tham luận số 3 “Mô hình cộng sinh công nghiệp cho doanh nghiệp được lựa chọn & Đề xuất các đổi mới về thể chế và chính sách quản lý hướng tới sử dụng nước bền vững tại các khu công nghiệp”.

hoi thao quoc te moi truong entire 05hoi thao quoc te moi truong entire 06

 Các khách mời đã góp ý thẳng thắn cho Dự án, nhằm thay đổi thói quen sử dụng nước “rẻ - tiện lợi – có sẵn” nhưng không bền vững của doanh nghiệp. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng nhóm nghiên cứu đã đạt được một số kết quả khá khả quan về mặt định hướng. Hội thảo cũng đã giải quyết được câu hỏi của các nhà quản lý về sự chi phối của yếu tố kinh tế - xã hội đối với những thay đổi nhằm mục đích bảo vệ môi trường.

ThS. Huỳnh Tấn Lợi
(Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học)

 

 


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag