TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Bảo vệ nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên ngành Công nghệ Sinh học

(P. Tuyển sinh – Văn Lang, 18/12/2017) – Ngày 15/12/2017, Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Văn Lang tổ chức buổi bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên ngành Công nghệ Sinh học, tại Phòng 203A (Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1).

Nghiên cứu khoa học là hoạt động không thể tách rời của người theo học khối ngành Công nghệ - Kỹ thuật. Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Văn Lang luôn khuyến khích các bạn sinh viên, nhất là sinh viên năm ba, năm tư tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động học thuật này vừa hỗ trợ tích lũy kiến thức hiệu quả, nâng cao trình độ chuyên môn, vừa giúp các bạn rèn luyện bản lĩnh và tiếp thu kinh nghiệm trước khi thực hiện đồ án tốt nghiệp.

DH van lang hoi thao nghien cuu khoa nganh cnsh 07Các thầy cô trong Hội đồng đánh giá và đông đảo các bạn sinh viên có mặt tại buổi nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học
sinh viên ngành Công nghệ Sinh học.

Thông qua đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa này, các bạn SV hiểu rõ hơn về những nguyên tắc, phương pháp và cơ sở lý luận, thực tiễn khi thực hiện một nghiên cứu khoa học bài bản; rèn luyện thuần thục hơn quy trình bảo vệ đồ án tốt nghiệp, cách trình bày ý tưởng và thuyết trình đề tài trước Hội đồng đánh giá. Các bạn được lắng nghe ý kiến đóng góp về những thiếu sót, lỗi thường gặp khi thực hiện nghiên cứu từ những thầy cô có kinh nghiệm.
DH van lang hoi thao nghien cuu khoa nganh cnsh 08PGS. TS Ngô Thị Xuyên đánh giá kết quả Hội thảo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên ngành CNSH

 

PGS. TS Ngô Thị Xuyên – Phó Khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội đồng đánh giá nhận xét chung: “Đề tài nghiên cứu của các bạn SV năm nay rất đa dạng, có tính thực tiễn cao. Đối tượng tham gia không chỉ dừng ở các bạn sinh viên năm tư mà còn các bạn SV năm ba. Tuy nhiên, việc nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành CNSH vẫn còn rất nhiều hạn chế như: thời gian làm thí nghiệm quá ngắn, đặc thù của ngành phục vụ cho việc nghiên cứu phải trải qua một quá trình, thiết bị làm thí nghiệm không còn mới, kinh phí cho một đề tài nghiên cứu còn chưa thoải mái… Ngoài ra, cách trình bày đề tài nghiên cứu và khả năng thuyết trình của SV vẫn còn mắc những lỗi cơ bản: chưa nhấn vào trọng tâm, chưa diễn đạt mạch lạc...”


6 ĐỀ TÀI NCKH NGHIỆM THU TẠI HỘI THẢO
1. Xác định quan hệ di truyền và phân bố địa lý các loại mãng cầu dai (Annona squamosa) vùng núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh dựa trên trình tự gene lục lạp matK.
2. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất và chất lượng rau mầm củ cải trắng (Raphanus sativus L).
3. Nhân giống vô tính cây kim thất tai (Gynuara auriculata Cass) và nghiên cứu sản xuất trà kim thất tai.
4. Khảo sát khả năng kháng vi sinh của một số chủng vi sinh vật gây bệnh có trong bánh mì tại TP.HCM.
5. Khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường của cán bộ, giảng viên, công nhân viên trường ĐH Văn Lang.
6. Bước đầu nghiên cứu quy trình bảo quản đông lạnh tế bào trứng.

DH van lang hoi thao nghien cuu khoa nganh cnsh 09Nhóm SV thuyết trình đề tài “Nhân giống vô tính cây kim thất tai (Gynuara auriculata Cass) và nghiên cứu sản xuất trà kim thất tai” được Hội đồng đánh giá caoBuổi nghiệm thu có 6 đề tài nghiên cứu khoa học do 27 bạn sinh viên ngành Công nghệ sinh học khóa 20 – 21 thực hiện và tham gia bảo vệ đề tài. Nhìn chung các đề tài có chất lượng khá, trình bày nội dung tương đối rõ ràng. So với những buổi bảo vệ trước thì năm nay SV đã cập nhật hai đề tài được đánh giá cao như: Nhân giống vô tính cây kim thất tai (Gynuara auriculata Cass) và nghiên cứu sản xuất trà kim thất tai, Khảo sát khả năng kháng vi sinh của một số chủng vi sinh vật gây bệnh có trong bánh mì tại TP.HCM. Tuy quá trình thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian ngắn nhưng đề tài phân tích khá cụ thể về mục đích nghiên cứu, có tính ứng dụng thực tiễn.Các bạn nhận được nhiều câu hỏi từ Hội đồng để tự nhận ra những thiếu sót trong đề tài của mình.

Tại buổi bảo vệ, mỗi nhóm được trình bày từ 15 đến 20 phút. Sau khi thuyết trình xong đề tài, từng thành viên Hội đồng sẽ đưa ra những lời nhận xét, góp ý cụ thể về tên đề tài, các chương, dẫn nguồn tài liệu, lỗi chính tả, cách trình bày… giải thích các lỗi sai và đưa ra hướng giải quyết sao cho phù hợp để SV có thể hoàn thành tốt những đề tài nghiên cứu khoa học sau này.

Đa số với các đề tài tham gia nghiên cứu năm nay, lỗi SV hay gặp phải là chưa xác định lí do chọn đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chưa xác định rõ đối tượng khảo sát, thuyết trình quá dài, không xoáy vào trọng tâm, dẫn nguồn tài liệu tham khảo, lỗi văn phong trình bày một đề tài nghiên cứu khoa học...

DH van lang hoi thao nghien cuu khoa nganh cnsh 10 TS. Trương Thế Quang - Ủy viên Hội đồng đánh giá đặt câu hỏi về tài liệu khảo sát thống kê cụ thể cho nhóm SV thực hiện đề tài “Khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường của cán bộ, giảng viên, công nhân viên Trường ĐH Văn Lang”

Bạn Ái Trà - lớp K20S1 chia sẻ: “Hội thảo bảo vệ đề tài này rất có ý nghĩa đối với SV năm cuối, các em được khắc phục lỗi trình bày, thuyết trình phản biện câu hỏi từ phía Hội đồng. Nhóm phải đối mặt rất nhiều khó khăn và thách thức để hoàn thành đề tài, quả thật đây là một bước đệm để em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp”.

Bảo Vy – lớp K21S2, thành viên nhóm thể hiện đề tài “Xác định quan hệ di truyền và phân bố địa lý các loại mãng cầu dai (Annona squamosa ) vùng núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh dựa trên trình tự gene lục lạp matK” cho biết: Các bạn gặp khá nhiều khó khăn trong nghiên cứu, từ việc tìm mẫu đến tận 5 xã, trình bày đề tài trước nhà nông để xin được mẫu tiến hành nghiên cứu, kinh phí còn nhiều hạn chế, khi lấy lá non mãng cầu dai phải bảo quản không bị héo trong suốt quá trình đem về phòng nghiên cứu, tài liệu mãng cầu dai Annona squamosa.

DH van lang hoi thao nghien cuu khoa nganh cnsh 11Hội đồng đánh giá nhận xét đề tài, đưa ra ý kiến, nhắc nhở SV những điểm lưu ý cho đợt thực hiện đồ án tốt nghiệp
quan trọng cuối khóa.

 


Nghiên cứu khoa học là một "cách học" rất đặc biệt, không phải sinh viên nào cũng dám thử sức và đi trọn vẹn đến cùng. Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học luôn tạo không khí học thuật cởi mở, sôi nổi, khuyến khích năng lực tư duy khoa học của sinh viên, tạo cảm hứng và tình yêu nghiên cứu khoa học cho người trẻ. Từ năm học 2017 - 2018, sinh viên ngành Công nghệ Sinh học về chung "nhà" với sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường - ngành có thành tích nghiên cứu khoa học đứng đầu Trường ĐH Văn Lang. Đây là điểm tựa rất tốt hứa hẹn sự phát triển số lượng và chất lượng đề tài nghiên cứu khoa học trong cộng đồng sinh viên Sinh học thời gian tới.


Lệ Thủy


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag