TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Hôm nay, 23/7/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tiễn 6 sinh viên tiếp theo du học theo chương trình trao đổi sinh viên với Trường Đại học Kwangju và Nam Seoul (Hàn Quốc).

  • Khai bút đầu năm, TS. Hồ Quốc Hùng – Phó Trưởng Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Văn Lang vừa có bài nghiên cứu “Chương trình Văn bậc đại học trong xu thế đổi mới và hội nhập” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 01/2019.

  • Sinh viên đại học ai ít nhiều cũng từng cảm thấy lúng túng khi đối diện với nhiều môn học khô khan và trừu tượng như các môn đại cương hay lý thuyết chuyên ngành. Không gian giảng đường cũng có lúc làm chúng ta cảm thấy lạc lõng, chưa tìm được cảm giác thoải mái, hào hứng trong các buổi học. Vì lẽ đó, khi tiếp xúc với môn học “Tư duy phản biện” (Critical Thinking) trong chương trình học kỳ 2 năm nhất tại trường Đại học Văn Lang, chúng mình như đón nhận một luồng gió mới khơi dậy niềm hứng thú học tập, thúc đẩy tinh thần sáng tạo của sinh viên nói chung, sinh viên Khoa Xã hội và Nhân văn nói riêng.

  • Chiều ngày 20/4/2019, Khoa Xã hội Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Ngày hội sinh viên Khoa lần thứ I năm 2019 tại Hội Trường Trịnh Công Sơn, Tòa nhà LV - Cơ sở 3, với hơn 500 sinh viên đến từ các ngành Đông phương học, Văn học ứng dụng, Tâm lý học.

  • Sáng ngày 11/07/2022, nhóm sinh viên Văn Lang đã có mặt tại sân bay Narita, Tokyo, Nhật Bản, chính thức bắt đầu hành trình thực tập quốc tế tại các khách sạn, ryokan (khách sạn truyền thống) và các khu nghỉ dưỡng của Nhật Bản trong 10 – 12 tháng tới.

  • Ngày 17/01/2022, khoa Xã hội & Nhân văn - Trường Đại học Văn Lang và Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Quốc tế GAIA đã tiến hành lễ ký kết MOU, xúc tiến nhiều hoạt động hợp tác trong tương lai.

  • (VLU, 19/7/2021)- Sáng ngày 17/7/2021, khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa lần 1 theo hình thức online. Hội nghị có sự góp mặt của các giảng viên khoa Xã hội và Nhân văn, đại diện các phòng ban nhà trường cùng 235 sinh viên các ngành Văn học ứng dụng, Tâm lý học, Đông phương học, Công tác xã hội.

    vlu hoi nghi nckh xhnv b

    Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa lần 1 của khoa Xã hội và Nhân văn được tổ chức với mục đích phát huy khả năng tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học (NCKH) độc lập, hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, đồng thời cũng là căn cứ lựa chọn sinh viên tiến cử tham gia báo cáo Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường. Đoàn chủ tịch và thư ký của hội nghị gồm có:

    • PGS. TS. Lê Thị Minh Hà - Phó Trưởng khoa Xã hội và Nhân văn (Chủ tịch)
    • ThS. Dương Ngọc Phúc - Phó Bộ môn chuyên ngành Nhật Bản học (Ủy viên)
    • ThS. Lê Thị Gấm - Phó Bộ môn ngành Văn học ứng dụng (Ủy viên)
    • ThS. Trần Thị Ngọc Thúy - Giảng viên khoa Xã hội và Nhân văn (Thư ký 1)
    • Sinh viên Mai Thị Thanh - Khóa 24 ngành Văn học (Thư ký 2)

    vlu hoi nghi nckh xhnv cSinh viên và giảng viên được kết nối trực tuyến qua MS Steams

    Đại diện khoa Xã hội & Nhân văn, PGS. TS. Lê Thị Minh Hà phát biểu khai mạc hội nghị: “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần 1 ghi dấu ấn của khóa sinh viên đầu tiên của khoa Xã hội & Nhân văn chuẩn bị ra trường. Nghiên cứu khoa học là một trong những nội dung quan trọng của chương trình đào tạo các ngành, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giảng viên. Hoạt động nghiên cứu không chỉ góp phần nâng cao kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học của sinh viên mà còn khơi dậy đam mê tri thức, hình thành năng lực học tập suốt đời, vận dụng những tri thức khoa học giải quyết các vấn đề thực tiễn, hình thành năng lực thực hành phục vụ công tác trong tương lai.”

    Trong Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần 1, ban tổ chức đã nhận được 6 báo cáo nghiên cứu khoa học từ 3 ngành: Đông phương học, Văn học (ứng dụng) và Tâm lý học.

    vlu hoi nghi nckh xhnv dĐề tài “Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020” của sinh viên Nguyễn Trung Nghĩa - Khóa 23 ngành Văn học ứng dụng.

    Đề tài “Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020” của sinh viên Nguyễn Trung Nghĩa được giảng viên phản biện, TS. Lê Thị Vân, đánh giá cao: “Đây là một đề tài hay, đi đúng hướng Văn học ứng dụng và hấp dẫn đối với người phản biện. Đề tài đã bước đầu giải quyết được hướng phát triển của thể loại parody ở thị trường Việt Nam, đồng thời gợi mở hướng phát triển ở các cấp bậc cao hơn như cao học, nghiên cứu sinh không chỉ ở ngành Văn học ứng dụng mà còn lấn sang ngành PR, khi các doanh nghiệp cũng mang parody vào quảng cáo thương hiệu”.

    Chia sẻ sau khi trình bày nghiên cứu khoa học, bạn Trung Nghĩa cho biết: “Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại là một hướng đi mà em đã được các thầy cô của ngành Văn học ứng dụng truyền cảm hứng và định hưởng phát triển. Hành trình nghiên cứu của em bắt đầu từ đầu năm 2021, đến nay là khoảng 6 tháng, em vô cùng tự hào khi là một trong những sinh viên khoá đầu tiên của ngành Văn học ứng dụng được chọn tham gia báo cáo trong hội thảo khoa học sinh viên cấp Khoa lần đầu tiên của Khoa Xã hội và Nhân văn.

    vlu hoi nghi nckh xhnv eĐề tài “Tiếng cười trong sân khấu đương đại (khảo sát trường hợp sân khấu Idecaf)” của sinh viên Lương Nguyễn Xuân An - Khóa 23 ngành Văn học ứng dụng

    Đề tài “Tiếng cười trong sân khấu đương đại (khảo sát trường hợp sân khấu Idecaf)” của sinh viên Lương Nguyễn Xuân An là một đề tài nối dài khi vừa làm nghiên cứu khoa học vừa kết hợp hướng nghiên cứu sân khấu Táo quân để làm khóa luận tốt nghiệp. Trong lần đầu chạm ngõ nghiên cứu khoa học, Xuân An đã đổi hướng làm nghiên cứu nhỏ hơn với cấu trúc đề tài hợp lý, vừa sức. TS. Nguyễn Hoài Thanh nhận định đây là một đề tài có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn cao. Hội đồng trân trọng những nỗ lực hoàn thành đề tài dù trong mùa dịch Covid, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến để Xuân An hoàn thiện đề tài của mình.

    vlu hoi nghi nckh xhnv fĐề tài “Hiểu biết, thái độ và hành vi của học sinh THPT tại Tp.HCM đối với cộng đồng LGBT” của nhóm sinh viên Đào Thị Hoàng Thi, Huỳnh Gia Thụy Vân và Chu Nguyễn Ngọc Trâm, Khóa 24 ngành Tâm lý học.

    Với mong muốn xã hội có cái nhìn đúng đắn, bao dung với cộng đồng LGBT, đồng thời bài trừ vấn nạn bạo lực học đường trên cơ sở giới, nhóm sinh viên Khóa 24 ngành Tâm lý học: Đào Thị Hoàng Thi, Huỳnh Gia Thụy Vân và Chu Nguyễn Ngọc Trâm đã tham gia Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần 1 của khoa Xã hội và Nhân văn bằng đề tài “Hiểu biết, thái độ và hành vi của học sinh THPT tại Tp.HCM đối với cộng đồng LGBT”. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng hiểu biết về LGBT của cộng đồng học sinh THPT, đồng thời đưa ra một số biện pháp cụ thể để tránh phân biệt giới tính như: tổ chức hội thảo chuyên đề về tình dục và tính dục dành cho phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu hơn về con em, đưa các chương trình, giáo trình giáo dục giới tính vào giảng dạy tại các trường học, các thông tin về giới trước khi truyền thông ra xã hội cần được xem xét về độ chính xác… ThS. Bùi Thị Hân nhận xét đề tài đã có sự đóng góp nhất định vào phong trào nâng cao nhận thức về quyền cộng đồng của LGBT.

    vlu hoi nghi nckh xhnv gĐề tài “Khảo sát văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM” của sinh viên Phạm Kiều Thanh Ngân, Khóa 24 ngành Đông phương học.

    Đến từ ngành Đông phương học, sinh viên Phạm Kiều Thanh Ngân với đề tài “Khảo sát văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM” nhận được những đánh giá tích cực từ GVPB ThS. Đinh Thị Lệ Thu. Đề tài của Thanh Ngân mang tính ứng dụng cao, cung cấp nhiều kiến thức và tài liệu bổ ích trong việc hạn chế xung đột ứng xử giữa doanh nghiệp Nhật Bản và người lao động Việt Nam, tránh những mâu thuẫn không đáng có. Đây không phải là đề tài mới nhưng bằng việc giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khu vực Tp.HCM, tác giả đã nghiên cứu sâu và rõ ràng hơn, làm mới một đề tài đã cũ.

    Trong gần 4 tiếng đồng hồ, hội nghị diễn ra với không khí vô cùng sôi nổi với các trao đổi đến từ các giảng viên và sinh viên tham gia. Đoàn chủ tịch đánh giá tất cả các báo cáo có ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng cao. Một số đề tài có thể gợi mở ra hướng phát triển cao hơn như đề tài “Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020” của sinh viên Nguyễn Trung Nghĩa hay đề tài “Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhìn từ vấn đề của gia đình Nhật Bản hiện đại” của sinh viên Nguyễn Thùy Dương. Khoa Xã hội & Nhân văn đề cao sự đóng góp của sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa, đồng thời mong muốn Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa lần 2 sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và đa dạng báo cáo từ các ngành đào tạo.

    6 báo cáo tham gia Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học của Khoa Xã hội & Nhân văn lần 1
    1. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhìn từ vấn đề của gia đình Nhật Bản hiện đại
    GVHD: ThS. Đinh Thị Lệ Thu
    Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thùy Dương

    2. Tìm hiểu sản phẩm âm nhạc giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020
    GVHD: ThS. Đào Thị Diễm Trang
    Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trung Nghĩa

    3. Nhận thức của sinh viên Đại học Văn Lang về hiện tượng Sugar Daddy
    GVHD: ThS. Trần Thư Hà
    Sinh viên thực hiện: Mai Thị Kiều Giang, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Ngọc Linh Lam, Nguyễn Đăng Thanh

    4. Khảo sát văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM
    GVHD: PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ
    Sinh viên thực hiện: Phạm Kiều Thanh Ngân

    5. Tiếng cười trong sân khấu đương đại (Khảo sát trường hợp sân khấu Idecaf)
    GVHD: TS. Hồ Quốc Hùng
    Sinh viên thực hiện: Lương Nguyễn Xuân An

    6. Hiểu biết, thái độ và hành vi của học sinh THPT tại Tp.HCM đối với cộng đồng LGBT
    GVHD: PGS. TS. Lê Thị Minh Hà, ThS. Võ Nhật Huy
    Sinh viên thực hiện: Đào Thị Hoàng Thi, Huỳnh Gia Thụy Vân, Chu Nguyễn Ngọc Trâm

    Mỹ Tiên

  • Sáng 11.3, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM (thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới TP.HCM), Trường Đại học Văn Lang và Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu khảo sát về công việc chăm sóc không lương của phụ nữ trong dịch Covid-19 tại TP.HCM.

  • Ngày 05/12/2018, Ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang đã đến thăm và làm việc về chương trình hợp tác với Bộ phận hợp tác đại học của Lãnh sự quán Pháp.

  • Ngày 30/06/2022, Khoa Xã hội và Nhân văn - Trường Đại học Văn Lang tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp thành công cho sinh viên Khóa 24 Ngành Đông Phương học – Bộ môn Nhật Bản học. 

  • Ngày 30/9, vượt qua rất nhiều thí sinh đến từ các trường Đại học, Cao đẳng, sinh viên Trần Khánh Quyên Di, khóa 23 Ngành Đông phương học (chuyên ngành Hàn Quốc học) Trường Đại học Văn Lang đã đạt giải Nhì chung cuộc.

  • Ngày 02/08/2022, Khoa Xã hội & Nhân văn tổ chức đón tiếp đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đến giao lưu với sinh viên ngành Đông phương học chuyên ngành Nhật Bản học. Chương trình là cơ hội để các bạn sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học kết nối, giao lưu trực tiếp với đoàn doanh nghiệp Nhật Bản.

  • Với mong muốn tạo thêm nhiều hoạt động thú vị, kết nối sinh viên trong mùa giãn cách, ngày 06/8, Khoa Xã hội và Nhân văn tổ chức cuộc thi Sohu Quizup - Sân chơi giải mã câu đố thú vị thử tài nhanh nhạy của sinh viên Văn Lang.

  • Hòa chung không khí vui tươi của năm học mới 2019 – 2020, như một hoạt động thường niên, sinh viên các Khoa của Trường Đại học Văn Lang tổ chức chương trình chào đón Tân sinh viên Khóa 25 với nhiều hoạt động sôi nổi, khích lệ tinh thần học tập cho “các em năm nhất” vừa bước chân vào giảng đường đại học.

  • Tháng 12/2021, Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em - giải pháp trợ giúp từ can thiệp tâm lý và công tác xã hội" với nhiều chủ đề giàu ý nghĩa.

  • Ngày 23/12/2020 vừa qua, sinh viên Khoa Xã hội và Nhân văn - Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức thành công chương trình truyền thống đặc trưng với chủ đề Thiên Điểu.

  • Sáng ngày 30/11/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Tọa đàm “Kỷ niệm 100 năm chữ Quốc ngữ” tại Hội trường N2T1, Cơ sở 3 (69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM), với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà văn, nhà báo và hơn 300 sinh viên.

  • Năm 2022, ngành Văn học Ứng dụng Trường Đại học Văn Lang mở chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, giúp sinh viên lựa chọn khối ngành Văn học nghệ thuật ngoài giảng đường Sư phạm vẫn có thể tiếp tục đam mê trở thành giáo viên các cấp Trung học Phổ thông, Trung học Cơ sở và Tiểu học.

  • Ngày 20/10/2022, Khoa Xã hội & Nhân văn đón tiếp Ngài Choi Jae Jin – Trưởng Đại diện Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation - KF), nhằm xây dựng các kế hoạch giao lưu, hợp tác trong tương lai giữa hai đơn vị.

  • Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Viện Văn học (thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp cùng Trường Đại học Văn Lang phát hành Tuyển tập Tạp chí nghiên cứu Văn học (1960 – 2020). Đây là dự án được các nhà nghiên cứu, nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực Khoa học Xã hội chắt lọc và thực hiện suốt 2 năm qua.

  • Nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai đơn vị đào tạo, sáng ngày 09/07/2019, tại Cơ sở 3, Trường Đại học Văn Lang đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với Đại học Quốc gia Chungbuk (Hàn Quốc).

  •  

  • Sáng ngày 26/03/2022, workshop "Từ ngôn ngữ văn bản (kịch bản) đến ngôn ngữ hình ảnh" dành riêng cho sinh viên ngành Văn học (ứng dụng) đã diễn ra với sự tham gia diễn giảng của NSND. Đạo diễn Đào Bá Sơn.

  • Sáng ngày 13/10/2021, Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức buổi nghiệm thu đề tài “Tìm hiểu tác phẩm âm nhạc Giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam (2015 – 2020)” do sinh viên Nguyễn Trung Nghĩa, Khóa 23 khoa Xã hội và Nhân văn chủ nhiệm.

  • Đêm Phương Đông là chương trình học thuật dành cho sinh viên Khoa Xã hội & Nhân văn - Trường Đại học Văn Lang. Được tổ chức từ ngày 03/5/2021 và tạm hoãn vì dịch bệnh, đến nay, SOHU đã trải qua 2 vòng thi trắc nghiệm kiến thức, tìm ra top 9 bước vào vòng chung kết hấp dẫn.

  • Bài nghiên cứu "Đi tìm cơ chế tư duy nghệ thuật trong quan hệ sinh thái và văn học, tham chiếu trường hợp sinh thái văn học Nam Bộ" của TS. Hồ Quốc Hùng - Phó Trưởng Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Văn Lang, trưởng ngành Văn học Ứng dụng được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Văn học số 4, phát hành vào tháng 4 năm 2021 để chuẩn bị cho Hội thảo Quốc tế về: "Văn hóa sinh thái và Văn học Nam Bộ" do Viện Văn học Đại học Văn Lang sẽ tổ chức vào cuối tháng 6/2021.

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag