TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Ngày 26/9/2020, ngành Văn học Ứng dụng - Trường Đại học Văn Lang tổ chức buổi trao đổi học thuật, gợi mở hướng nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên về chuyên đề khoa học “Kí hiệu học văn học nhìn từ góc độ văn học ứng dụng” do diễn giả, nhà khoa học, PGS.TS. La Khắc Hòa (Lã Nguyên) trực tiếp trao đổi.

  • Chiều ngày 07/12/2019, Ban Chủ nhiệm và toàn bộ thành viên Câu lạc bộ Văn học Trường Đại học Văn Lang đã cùng nhau tổ chức chương trình Ra mắt chính thức của Câu lạc bộ, đánh dấu một bước ngoặt lớn sau hành trình “hoạt động ngầm” xuyên suốt 2 năm trên fanpage Ngành Văn học Ứng dụng.

  • Trong kì thi kết thúc học phần Nghệ thuật học của lớp K27VH1, giảng viên yêu cầu mỗi nhóm (5-6 sinh viên) lập 01 fanpage giới thiệu một loại hình nghệ thuật ứng dụng đảm bảo các tiêu chí về nội dung, tính khả thi khi triển khai kinh doanh của sản phẩm và có sự liên kết với các kênh đăng tải hình ảnh phổ biến khác như Tiktok, Youtube. Từ gợi ý của giảng viên, 05 nhóm sinh viên đã triển khai lần lượt các dự án với chủ đề phong phú và thú vị.

  • Những làn điệu dân ca thắm đượm tình quê, chất chứa nỗi niềm yêu thương sâu lắng các giá trị xưa cũ hòa quyện cùng những vần thơ nhẹ nhàng, phản ánh chân thật về đời sống xã hội đã được các nghệ sĩ gạo cội trong nhóm nhạc Đông Kinh cổ nhạc cùng nhà thơ Nguyễn Duy biểu diễn trong chương trình âm nhạc "Khúc Dân Ca" vào tối ngày 27/12/2019 tại Hội trường N2T1 - Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang (69/68 Đặng Thùy Trâm, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM).

  • Khai bút đầu năm, TS. Hồ Quốc Hùng – Phó Trưởng Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Văn Lang vừa có bài nghiên cứu “Chương trình Văn bậc đại học trong xu thế đổi mới và hội nhập” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 01/2019.

  • Sáng 01/11/2018, tại Cơ sở 3 của Trường Đại học Văn Lang, sinh viên ngành Văn học ứng dụng đã có buổi giao lưu với GS. Alisa Freedman (Trường Đại học Oregon, Mỹ) về chủ đề “Emoji và culture literacy” (biểu tượng cảm xúc và ký hiệu văn hóa).

  • Chiều ngày 20/4/2019, Khoa Xã hội Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Ngày hội sinh viên Khoa lần thứ I năm 2019 tại Hội Trường Trịnh Công Sơn, Tòa nhà LV - Cơ sở 3, với hơn 500 sinh viên đến từ các ngành Đông phương học, Văn học ứng dụng, Tâm lý học.

  • Ngày 20/4/2019 vừa qua, Khoa Xã hội và Nhân văn đã tổ chức thành công Hội thảo Khoa học lần đầu tiên của Khoa tại phòng họp Sài Gòn  – Tầng 5, Tòa nhà L-V, Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang.

  • Sáng ngày 04/6/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo Khoa học ngành Văn học (Ứng dụng) tại phòng họp Hà Nội, tòa nhà L-V, Cơ sở 3 (Số 69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM).

  • (Phòng Tuyển sinh – Văn Lang, 04/8/2018) – Sáng ngày 21/07/2018, tại Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp.HCM, Trường Đại học Văn Lang phối hợp với Viện Văn học đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 100 năm năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918 – 2018).

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 1aChủ trì Hội thảo: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học; PGS.TS Vũ Thanh – Phó Viện trưởng Viện Văn học; PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn – Phó Viện trưởng Viện Văn học; Ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH Văn Lang; Ông Dương Trọng Dật - Giám đốc phụ trách Tổ chức, Nội vụ và Truyền thông, Viện trưởng Viện Đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật - Truyền Thông Trường ĐH Văn Lang.

    Khai mạc Hội thảo khoa học, Ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học Văn Lang phát biểu: Trường Đại học Văn Lang rất vinh dự được là đơn vị đồng tổ chức Hội thảo khoa học Kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính. Đây là cơ hội hợp tác đầu tiên giữa Viện Văn học và Trường Đại học Văn Lang trong lĩnh vực văn học. Nhà trường mới đây cũng đã mở ra ngành học mới: Văn học ứng dụng, với trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn và bồi dưỡng đạo đức, tâm hồn giới trẻ hiện nay. Hội thảo cũng là cơ hội để sinh viên, các giảng viên ngành Văn học (ứng dụng) trao dồi thêm kiến thức chuyên môn và tiếp cận thêm nhiều góc nhìn mới về nhà thơ Nguyễn Bính.

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 1B

    PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo, phát biểu đề dẫn theo ba luận điểm chính: 1/ Nguyễn Bính chịu nhiều ảnh hưởng phương Tây nhưng thơ của ông vẫn trở về với “chất quê”; 2/ Nguyễn Bính sinh ra ở miền Bắc nhưng một phần đời gắn liền với miền Nam; 3/ thơ Nguyễn Bính thuần Việt, chân quê, ông cũng là người “đi xa nhất” trong dòng thơ này.

     

     

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 2a



    Hội thảo khoa học Kỷ niệm 100 năm năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính nhận được nhiều bài nghiên cứu gửi về và tập hợp 47 bài viết của các nhà nghiên cứu từ Nam chí Bắc vào Kỷ yếu Hội thảo. Kỷ yếu do Nhà xuất bản Văn nghệ phát hành, được chuyển đến các khách mời ngay trong Hội thảo. Trong đó, 5 bài nghiên cứu được chọn báo cáo tham luận tại Hội thảo sáng 21/7/2018.

     

     

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 3PGS.TS Trần Đình Sử, tham luận Nguyễn Bính – Nhà thơ điệu nói trong phong trào Thơ Mới lãng mạn 1932 – 1945.

    PGS.TS Trần Đình Sử đưa ra khái niệm Thơ điệu nói trong phong trào Thơ Mới, những dẫn chứng cho thấy Thơ điệu nói đã “cách mạng hóa” thi ca Việt Nam và sức ảnh hưởng của thơ Nguyễn Bính trong thời kì Thơ Mới. Ông kết luận: “Nguyễn Bính là nhà Thơ Mới tiêu biểu với những bài thơ lục bát, thơ bảy chữ điệu nói tài tình; ông đã biểu hiện nhiều tiếng nói thân thuộc gần gũi với dạng thức cái tôi mới mẻ,…Thơ điệu nói của Nguyễn Bính linh hoạt mềm mại, song cũng có chỗ dài dòng và dễ lẫn với ca vè, làm giảm sút sức mê hoặc.”


    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 4PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị, tham luận Nguyễn Bính - Nhà thơ Mới của nhiều thời.

    PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị cho rằng Nguyễn Bính là nhà thơ của nhiều thời chứ không hẳn chỉ của phong trào Thơ Mới, bởi ông “Khác biệt một cách gần gũi. Gần gũi một cách khác biệt.”

    Nhà nghiên cứu Bùi Mạnh Nhị đưa ra rất nhiều dẫn chứng thơ Nguyễn Bính và phân tích nhiều khía cạnh từ chất thơ, chủ đề thơ, hình ảnh chủ đạo và nhận xét, đánh giá của các nhà bình phẩm văn học về thơ Nguyễn Bính để làm rõ luận điểm: Nguyễn Bính đã và sẽ là nhà thơ của nhiều thời. Với ý nghĩa và tầm vóc thơ Nguyễn Bính đã có, việc dịch và giới thiệu rộng rãi thơ Nguyễn Bính với cộng đồng quốc tế là rất cần thiết để nhân loại hiểu Việt Nam hơn.

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 5PGS.TS. Võ Văn Nhơn, tham luận Nam Bộ trong thơ Nguyễn Bính.

    PGS.TS. Võ Văn Nhơn cho rằng tính cách Nguyễn Bính ưa giang hồ, xê dịch; và phương Nam đã đem đến cho thơ ông một giọng điệu hào sảng.

    Viết về hành trình nhà thơ cách mạng Nguyễn Bính ở Nam Kì, PGS.Ts. Võ Văn Nhơn cho rằng chiến tích thơ văn của Nguyễn Bính trong những năm kháng chiến chống Pháp là rất to lớn so với những nhà thơ cùng thời đi kháng chiến. Và nhận định: “Thơ viết về Miền Nam, Nam Bộ của Nguyễn Bính do đó không phải là những sáng tác do tưởng tượng, hư cấu, mà là máu thịt, là những trải nghiệm bằng máu và nước mắt của chính ông, vì thế những vần thơ chân thực này đã lay động người đọc một cách sâu sắc”. Số lượng tác phẩm để lại về Miền Nam của Nguyễn Bính tuy bị thất lạc ít nhiều, nhưng số còn lại cũng đủ cho thấy Nam Bộ đã có vị trí rất đặc biệt trong đời thơ giàu có của ông.

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 6PGS.TS. Trần Hoài Anh, tham luận Đời và Thơ Nguyễn Bính trong văn học Miền nam trước 1975.

    Nếu như báo cáo của PGS.TS. Võ Văn Nhơn tập trung vào sức ảnh hưởng của miền Nam đến đời và thơ của Nguyễn Bính, thì ở báo cáo của PGS.TS.Trần Hoài Anh, ông cho thấy sức ảnh hưởng của Nguyễn Bính với văn học miền Nam lúc bấy giờ.

    Trong xã hội miền Nam trước 1975, thơ Nguyễn Bính với Lỡ bước sang ngang, Tương tư, Chân quê, Cô hái mơ, Ghen, Cô lái đò,…đã có vị trí đặc biệt trong tâm thức và tâm cảm của bao thế hệ người đọc. Nguyễn Bính và thơ của ông còn là một di sản trong văn học miền Nam trước 1975, cho nên ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thi ca tiền chiến xuất hiện nhiều trong sách, báo ở miền Nam.

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 7ThS. Lê Thị Gấm, tham luận Thơ Nguyễn Bính dưới góc nhìn liên văn bản.

    ThS. Lê Thị Gấm cho rằng “Trong phong trào Thơ mới, Nguyễn Bính không phải là nhà thơ hiện đại nhất. Ông không thể nghiệm tượng trưng hay siêu thực, cũng không mang thơ mình ngôn ngữ, motif rất Tây như một số nhà thơ cùng thời. Nguyễn Bính chỉ làm thơ lãng mạn.”

    Tham luận đi vào phân tích cấu trúc khoa học, hệ thống ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính. “Cấu trúc thơ Nguyễn Bính dung dị mà phức tạp. Lời thơ chân chất mà sâu sắc. Trong cái nhìn vĩ mô, các tác phẩm thơ của Nguyễn Bính kết nối trong một cấu trúc liên văn bản, gợi mở nhiều tầng nghĩa tương liên thú vị, sâu sắc, mà những phân tích của chúng tôi ở tham luận này là một thể nghiệm, có tính gợi mở.”

    DH VAN LANG HT NGUYEN BINH 8Ngoài các tham luận, Hội thảo vinh dự đón tiếp con gái của nhà thơ Nguyễn Bính là nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu tham dự. Bà trình bày về cuộc đời và sự nghiệp văn học Nguyễn Bính qua những nghiên cứu riêng về người cha của mình.

    Trong khuôn khổ Hội thảo, các nhà thơ, nhà nghiên cứu đã đóng góp nhiều báo cáo và trao đổi nhằm làm sáng tỏ cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của nhà thơ Nguyễn Bính, đồng thời có thể mở ra nhiều hướng tranh luận mới.

    Thay mặt Viện Văn học. PGS.TS. Vũ Thanh bày tỏ hy vọng có thể tiếp tục cùng Trường ĐH Văn Lang tổ chức các Hội thảo văn học có ý nghĩa trong tương lai.

     

    Bài: Ngọc Thi – Tố Như

    Ảnh: Ngọc Thi

     

  • Sáng ngày 19/9/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Giao lưu Văn học tại phòng Khánh tiết Cơ sở 3 (69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM), với sự tham gia của hơn 30 nhà văn, nhà thơ, nhà báo và nhà giáo xuất thân từ khóa 12 Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

  • Ngày 05/12/2018, Ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang đã đến thăm và làm việc về chương trình hợp tác với Bộ phận hợp tác đại học của Lãnh sự quán Pháp.

  • Ngày 12/12/2022, talkshow chuyên đề đầu tiên, chủ đề "Truyền thông và Viết báo" của Ban Truyền thông Sinh viên - Trường Đại học Văn Lang đã được ra mắt. Khách mời đặc biệt - nhà báo Lưu Trọng Văn - đã chia sẻ nhiều câu chuyện truyền cảm hứng nghề nghiệp cho sinh viên Văn Lang.

  •  Sáng ngày 05/7/2021, Khoa Xã hội Nhân văn tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên khóa 23 ngành Văn học ứng dụng tại phòng họp Sài Sòn, cơ sở chính Đại học Văn Lang. Đây cũng là khóa sinh viên đầu tiên của ngành tốt nghiệp.

  • Sáng hôm qua, ngày 21/11/2018, tại Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang, Khoa Xã hội & Nhân văn tổ chức thành công Tọa đàm chuyên đề “Kỹ thuật ngữ âm tiếng Việt trong Thanh nhạc” với một diễn giả đặc biệt - NSND Trần Hiếu. 

  • Tháng 6/2021, công trình "Nguyễn Duy - Nhà thơ hiện đại Việt Nam" do Lã Nguyên (PGS. TS. La Khắc Hòa), giảng viên bộ môn Văn học Ứng dụng Trường Đại học Văn Lang thực hiện chính thức được ra mắt. Theo TS. Hồ Quốc Hùng - Phó Trưởng Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang, đây là tác phẩm sẽ đem lại nhiều giá trị cho việc đào tạo Văn học ứng dụng và những người có nhu cầu tìm lối đi mới trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam hiện nay.

  • Ngày 19/7/2021, sinh viên Khoá 24 Ngành Văn học Ứng dụng Trường Đại học Văn Lang tổ chức chương trình Triển lãm Online “Giới và Nghệ thuật” tại fanpage Ngành Văn Học Ứng dụng và trang “Giới Và Nghệ Thuật - Triển Lãm Online” dưới sự hướng dẫn của TS. Hồ Khánh Vân - Giảng viên bộ môn Văn học giới: Lý thuyết và ứng dụng.

  • Sáng ngày 27/10/2018, ngành Văn học ứng dụng (Khoa Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Báo Người tiêu dùng tổ chức buổi tham quan thực tế Tòa soạn (số 62 – 64 – 66, Nguyễn Biểu, Quận 5, TP.HCM) cho sinh viên năm nhất.

  • Sáng ngày 11/5/2019, sinh viên ngành Văn học (ứng dụng) Trường Đại học Văn Lang đã có buổi gặp gỡ và giao lưu cùng tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn – nhà văn tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.

  • “Trường Đại học Văn Lang luôn khuyến khích sinh viên có tinh thần tự chủ. Tính tự chủ chính là khả năng tự bản thân đưa ra các quyết định sáng suốt, đưa ra quan điểm trong mọi vấn đề gặp phải. Đại học là một môi trường mở, nơi người học phải tự tìm tòi, khai phóng khả năng của bản thân” – chia sẻ của cử nhân Trần Thị Minh Thư, Thủ khoa tốt nghiệp Khóa 24 ngành Văn học Ứng dụng.

  • Sáng ngày 30/11/2019, Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang tổ chức Tọa đàm “Kỷ niệm 100 năm chữ Quốc ngữ” tại Hội trường N2T1, Cơ sở 3 (69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM), với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà văn, nhà báo và hơn 300 sinh viên.

  • Ngày 12/05/2022, Viện Đào tạo Văn hóa Nghệ thuật Trường Đại học Văn Lang tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm nghề báo” với sự tham dự của nhà báo Huy Đức, Ban lãnh đạo Trường, giảng viên Viện Đào tạo Văn hóa Nghệ thuật, Khoa Quan hệ Công chúng – Truyền thông, Khoa Xã hội & Nhân văn cùng hơn 300 sinh viên.

  • (P. Tuyển sinhVăn Lang, 30/10/2018) – Ngày 19/10/2018, Trường Đại học Văn Lang tổ chức Tọa đàm Thơ – Tình yêu – Cuộc sống, dùng những vần thơ câu hát như một lời chúc mừng những người phụ nữ Văn Lang.

    Với đội ngũ giảng viên ngành Văn học ứng dụng và giảng viên các bộ môn nghệ thuật của Viện Văn hóa – Nghệ thuật – Truyền thông Trường Đại học Văn Lang, Tọa đàm “Thơ – Tình yêu – Cuộc sống” được tổ chức bài bản, đầu tư hàm lượng nội dung. Những tác phẩm thơ và nhạc được biểu diễn trong chương trình tuy không mới, nhưng đều là các tác phẩm có sức sống vượt thời gian, giàu cảm xúc.

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 1

     

    Mở đầu chương trình, PGS. TS. Trương Ngọc Thắng
    – giảng viên ngành Thanh nhạc Trường Đại học Văn Lang –
    biểu diễn tác phẩm “Điều giản dị” (thơ Giáng Vân, nhạc Phú Quang).

     

     

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 3

    TS. Hồ Tấn Phong – Trưởng Ban Khoa học cơ bản Trường Đại học Văn Lang – gửi tặng chùm 7 bài thơ mà ông đã sáng tác trong nhiều giai đoạn, từ khi còn là chàng sinh viên rời mái trường lên đường ra chiến trận, đến khi đã quá nửa cuộc đời nhớ về những người thương…

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 4



    Nhà báo Dương Trọng Dật – Viện trưởng Viện Văn hóa – Nghệ thuật – Truyền thông – nhấn mạnh: phụ nữ không chỉ là một nửa thế giới, mà còn là sức sống của nhân loại; họ chắc chắn là phái đẹp nhưng không phải là phái yếu. Với sự trân trọng phái nữ, thầy đọc tặng khán giả hai bài thơ của mình: Chùa Hương thiếu emCâu hát cũ ở một vùng đất mới.

     

     

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 7Khách mời - nghệ sĩ Đức Tâm (Nhạc viện Tp.HCM) - biểu diễn tác phẩm “Một lòng đợi bạn” (dân ca ví dặm).

     
    Ngoài các giọng thơ nam nhân, chương trình cống hiến cho khán giả một số tiết mục hát và ngâm thơ từ các giọng nữ, như tiết mục đọc thơ “Mẹ” (sáng tác: Nguyễn Trung Kiên) của cô Phan Thị Hương Giang – Phó Hiệu trưởng Trường Trung học quốc tế Nam Mỹ; tiết mục ngâm thơ “Quê hương” (sáng tác: Giang Nam) của cô Phạm Thị Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Trung học quốc tế Nam Mỹ (ảnh dưới, phải); tiết mục “Thơ tình cuối mùa thu” (lời thơ Xuân Quỳnh, nhạc Phan Huỳnh Điểu) qua giọng hát ca sĩ Khánh Hòa – giảng viên ngành Thanh nhạc (ảnh dưới, trái); bài hát “Em đi chùa Hương” qua giọng hát của bạn Trần Thùy Trang - sinh viên ngành Thanh nhạc.

    van lang toa dam tho phu nu 10 18 11

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 5

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 9
    Ngoài các tiết mục văn nghệ, Tọa đàm Thơ – Tình yêu – Cuộc sống còn là buổi chia sẻ góc nhìn về người phụ nữ qua thơ ca nghệ thuật. TS. Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học (ảnh) – sau chuyến bay 2 tiếng từ Hà Nội vào Tp.HCM – đã có 30 phút chia sẻ với thầy cô và sinh viên Văn Lang về những nét độc đáo của thơ tình Việt Nam, từ ca dao dân ca đến thơ tình hiện đại. TS. Nguyễn Hoài Thanh – giảng viên ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang – cũng chia sẻ góc nhìn thú vị về người phụ nữ qua bài thơ “Mẹ của anh” (Xuân Quỳnh).

     

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 2



    Theo dõi chương trình, ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học Văn Lang – hào hứng góp vui bằng bài thơ “Màu tím hoa sim” (sáng tác: Hữu Loan), đồng thời chia sẻ sự đồng cảm của mình trước “số phận” của bài thơ, trước “sinh mệnh riêng” của mỗi tác phẩm thi ca nghệ thuật.

     

    van lang toa dam tho phu nu 10.18 10

     


    Tổng kết chương trình, PGS.TS. Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang – xúc động chia sẻ sự biết ơn của cô với văn chương và tin rằng, văn học chính là con đường để mỗi người học được cách “làm người”.

     

     

    Bài: M.N

    Ảnh: Lê My

  • Năm 2022, ngành Văn học Ứng dụng Trường Đại học Văn Lang mở chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, giúp sinh viên lựa chọn khối ngành Văn học nghệ thuật ngoài giảng đường Sư phạm vẫn có thể tiếp tục đam mê trở thành giáo viên các cấp Trung học Phổ thông, Trung học Cơ sở và Tiểu học.

  • Ngày 15/01/2022, Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp với Ngành Văn học Ứng dụng Trường Đại học Văn Lang đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Sinh thái và văn hoá Nam Bộ trong văn học Việt Nam". Hội thảo đã kết nối các thành viên tham dự trực tiếp tại hai đầu cầu Viện Văn học (Hà Nội) và cơ sở chính của Trường Đại học Văn Lang (Tp. HCM) cùng nhiều người tham dự trong và ngoài nước.

  • Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Viện Văn học (thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp cùng Trường Đại học Văn Lang phát hành Tuyển tập Tạp chí nghiên cứu Văn học (1960 – 2020). Đây là dự án được các nhà nghiên cứu, nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực Khoa học Xã hội chắt lọc và thực hiện suốt 2 năm qua.

  •  

  • Vừa qua, Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (số tháng 4/2020) đã đăng bài nghiên cứu của TS. Hồ Quốc Hùng - Phó Trưởng khoa Xã hội & Nhân văn, Trưởng ngành Văn học (ứng dụng) Trường Đại học Văn Lang, bàn luận về chủ đề "Văn học ứng dụng, học gì?" Website Trường Đại học Văn Lang xin đăng tải lại bài nghiên cứu lý thú về một vấn đề mới mẻ và cần thiết, xác lập cơ sở lý luận của đào tạo Văn học ứng dụng.

  • Sáng ngày 26/03/2022, workshop "Từ ngôn ngữ văn bản (kịch bản) đến ngôn ngữ hình ảnh" dành riêng cho sinh viên ngành Văn học (ứng dụng) đã diễn ra với sự tham gia diễn giảng của NSND. Đạo diễn Đào Bá Sơn.

  • Nhắc đến Văn học, chúng ta sẽ thường nghĩ ngay đến nào là những giai đoạn lịch sử văn học, những vấn đề xoay quanh tác giả, tác phẩm. Ý nghĩ văn chương để giải trí tiêu sầu, để tán tụng và mơ mộng,…phần nào làm cho chúng ta không nhận thấy tầm quan trọng của ngành Văn học và khả năng ứng dụng sâu rộng của nó trong các lĩnh vực của xã hội hiện đại.

  • Khơi dậy tiềm năng, cá tính sáng tạo của người học; khai thác ý tưởng marketing, xây dựng thương hiệu một cách ấn tượng, nhân văn; xây dựng mô hình kinh doanh nghệ thuật độc đáo… - những định hướng nghề nghiệp thiết thực đó là điểm đặc biệt, mới mẻ của ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang.

  • Sáng ngày 13/10/2021, Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức buổi nghiệm thu đề tài “Tìm hiểu tác phẩm âm nhạc Giễu nhại (Musical Parody) của Việt Nam (2015 – 2020)” do sinh viên Nguyễn Trung Nghĩa, Khóa 23 khoa Xã hội và Nhân văn chủ nhiệm.

  • Bài nghiên cứu "Đi tìm cơ chế tư duy nghệ thuật trong quan hệ sinh thái và văn học, tham chiếu trường hợp sinh thái văn học Nam Bộ" của TS. Hồ Quốc Hùng - Phó Trưởng Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Văn Lang, trưởng ngành Văn học Ứng dụng được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Văn học số 4, phát hành vào tháng 4 năm 2021 để chuẩn bị cho Hội thảo Quốc tế về: "Văn hóa sinh thái và Văn học Nam Bộ" do Viện Văn học Đại học Văn Lang sẽ tổ chức vào cuối tháng 6/2021.

  • Ngày 26/03/2019, Đoàn lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh đã có chuyến tham quan Trường Đại học Văn Lang và giao lưu với sinh viên ngành Văn học ứng dụng tại Cơ sở 3 (80/68 Dương Quảng Hàm, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh).

  • Từ môn Văn học trên giảng đường, nhóm sinh viên lớp K21PR1 đã mở rộng bài tập với quy mô một buổi giới thiệu sách. Diễn giả Nguyễn Phi Vân – tác giả sách “Quảy gánh băng đồng ra thế giới” là khách mời trong talkshow “Tôi ra thế giới”, diễn ra từ 18g00 ngày 13/11/2017, tại Hội trường C001, Cơ sở 2 Trường ĐH Văn Lang (233A Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh).

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag