TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

  • Trong học kỳ 2 năm nhất, sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa Trường Đại học Văn Lang thử sức với một môn học thú vị: Trang trí cơ sở. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, K26 Khoa Mỹ thuật & Thiết kế năm nay đã có một trải nghiệm “đặc biệt” khi học 100% qua màn hình trực tuyến, nhưng các bạn đã sáng tạo rất nhiều bức tranh cách điệu đẹp mắt về cảnh quan trường.

  • Sáng 07/3, chuỗi sự kiện hội nghị "Y khoa và Công nghệ" do Trường Đại học Văn Lang và Viện Chống dịch - Đại học Stanford (Mỹ) đồng tổ chức chính thức khai mạc với hội thảo đầu tiên có chủ đề "Thuốc đặc trị và phòng chống Covid-19".

  • Hôm nay, ngày 23/4/2020, Hội thảo chuyên môn đầu tiên về máy thở MV20 được tổ chức tại Trường Đại học Văn Lang với sự tham gia của các chuyên gia trong ngành y tế Việt Nam và Nhật Bản.

  • Nhằm hưởng ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19, động viên tinh thần sinh viên tạm rời xa trường lớp, Đội Công tác Xã hội Trường Đại học Văn Lang tổ chức cuộc thi “Câu chuyện mùa Covid” ý nghĩa, tạo sân chơi online cho các bạn trẻ cùng chia sẻ những trải nghiệm của mình trong 2 mùa dịch.

  • (VLU, 09/8/2021) -Từ ngày 21/7 đến ngày 10/8, Câu lạc bộ Kỹ năng Balô Xanh tổ chức khóa ôn kỹ năng online cho các thành viên, đáp ứng nhu cầu trao đổi, rèn luyện và nâng cao các kỹ năng sống trong mùa dịch.

    Trong tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, mọi sinh hoạt của các Câu lạc bộ tại Văn Lang tiếp tục được triển khai dưới hình thức trực tuyến. Tham gia khóa ôn kỹ năng online của Câu lạc bộ Kỹ năng Balô Xanh, bên cạnh việc được ôn lại các kỹ năng cần thiết đã được học tại Câu lạc bộ trước đó như: Kí hiệu câm, Semaphore, Morse, nút dây, mật thư, quản trò..., các thành viên còn có cơ hội khám phá khả năng bản thân, kết nối bạn bè trong mùa giãn cách. 

    vlu ky nang balo xanh a

    Thùy Dung - Phó Chủ nhiệm CLB cho biết: “CLB áp dụng “giáo án” với những hình thức dạy ôn khác nhau để từ đó, các thành viên có thể vận dụng nhiều kỹ năng mềm như làm việc nhóm, nói chuyện trước công chúng mà các bạn đã từng được học tại CLB. Mặc dù chưa hết khóa học nhưng các thành viên rất tích cực tham gia, thể hiện năng lực và sự sáng tạo của mình thông qua từng bài học.

    Ngoài việc thực hành, khóa học còn là một sân chơi online thông qua các challenge thử thách, giải mã kỹ năng, tuyên truyền và cổ vũ tinh thần chống dịch.

    vlu ky nang cThông điệp lan tỏa hạnh phúc được truyền tải thông qua các ký hiệu câm

    Bằng việc cải tiến những kỹ năng tưởng chừng khô cứng qua các hình thức truyền tải online, khóa học tạo nên sự thú vị, khơi dậy niềm đam mê tìm hiểu và thực hành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho mỗi thành viên CLB.

    Mỹ Tiên

  • Tối ngày 22/7/2021 vừa qua, Ban Chủ nhiệm CLB Kỹ năng Balô Xanh đã ghé nhà một số thành viên nòng cốt (TVNC) kẹt lại TP.HCM vì dịch Covid-19 và tặng các bạn một số phần quà hỗ trợ để ủng hộ tinh thần, động viên các bạn cố gắng chiến đấu vượt qua giai đoạn khó khăn này.

  • Trường Đại học Văn Lang – TP.HCM vừa công bố tổ chức ngày hội "Online Campus Tour 2020" vào Chủ Nhật 19-4 tới đây. Đây là một trong những đại học tổ chức mô hình ngày hội tư vấn tuyển sinh online quy mô trong bối cảnh COVID-19.

  • Một tuần mới lại bắt đầu với những thông tin nóng bỏng về dịch Covid-19. Sự lây lan xuyên quốc gia của dịch khiến mọi kế hoạch đình trệ, những dự tính tốt đẹp không thực hiện được, kinh tế và đời sống khủng hoảng. Bây giờ, có lẽ không chần chừ được nữa, là lúc chúng ta cần tỉnh táo nhìn nhận: dịch sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa, và chẳng thể ngồi không để chờ đợi; cần nhìn lại lộ trình và kế hoạch của mình để tìm phương án tốt hơn cả.

  • Đầu tuần, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang, bàn luận về câu chuyện chuyển đổi số trong giáo dục đại học. Website Trường Đại học Văn Lang đăng tải lại toàn văn bài phỏng vấn.

  • Ban chấp hành Công đoàn Trường Đại học Văn Lang phát động cuộc thi video clip chủ đề “Công đoàn viên Trường đại học vui, khoẻ phòng chống COVID-19”, từ ngày 15 – 25/4/2020.

  • Những ngày tháng khó khăn của đại dịch Covid-19 đem đến cho mọi người nỗi lo lắng, sợ hãi và bất an. Nhưng đâu đó giữa muôn trùng gian khổ ấy vẫn lấp lánh những trái tim vàng, những tấm gương chia sẻ và lan tỏa tinh thần lạc quan, gắn kết cộng đồng. Bên cạnh những hoạt động hỗ trợ do Trường, Hội Cựu sinh viên và các Khoa, Phòng, Ban tổ chức, nhiều cá nhân người Văn Lang cũng đã, đang “lăn xả”, chủ động hỗ trợ cộng đồng hết mình. Họ lặng thầm không cần ai hay, cũng không nhân danh tổ chức, với những “chiến dịch” trường kỳ của riêng mình.

  • Tạm xa trường lớp vì giãn cách xã hội nhưng cộng đồng Văn Lang vẫn rộn ràng những hoạt động phong trào sôi nổi. Sứ mệnh "mang lại những tác động tích cực truyền cảm hứng cho xã hội" giờ đây còn thể hiện qua loạt hoạt động thiện nguyện, những video clip ủng hộ tinh thần cùng cộng đồng chống dịch Covid được các Khoa của Trường Đại học Văn Lang thực hiện và chia sẻ trong thời gian gần đây.

  • Motivational Vaccines là cuộc thi lan tỏa năng lượng tích cực vượt qua mùa dịch, phát động bởi Khoa Quản trị Kinh doanh từ ngày 26/8 dành cho sinh viên, thầy cô, cán bộ - nhân viên, với mong muốn tiếp thêm niềm tin chiến thắng đại dịch Covid-19.

  • 12g30 hôm nay, 20/4/2020 (14g30 tại Nhật Bản), 02 máy thở Eliciae MV20 đầu tiên trong Dự án 2000 máy thở hỗ trợ Việt Nam ứng phó với Covid-19 đã được chuyển giao cho Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản. Dự án MV20 với vai trò đồng tài trợ chính của Trường Đại học Văn Lang đã có những kết quả thực tế đầu tiên.

  • Vừa qua, nhằm khuyến khích tinh thần học tập, chủ động cùng sinh viên thích ứng với đại dịch Covid-19, Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Văn Lang đã triển khai hoạt động SHIP 0 ĐỒNG, mang giáo trình, dụng cụ học tập đến tận tay sinh viên thông qua dịch vụ chuyển phát.

  • Để người học có thể tiếp cận sách, giáo trình trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19, thư viện nhiều trường Đại học tại TP.HCM đã thực hiện việc ‘ship’ sách tới tận nơi ở của sinh viên (SV).

  • Sáng 02/6, Báo Pháp luật vừa có bài phỏng vấn ThS. Đoàn Kim Vân Quỳnh - giảng viên Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang và một số giảng viên trường khác về ý kiến phạt người có smartphone không cài Bluezone. Theo đó, các chuyên gia nhận định, cơ quan chức năng chỉ nên khuyến khích người dân cài ứng dụng Bluezone để phòng chống dịch COVID-19, nếu xử phạt là chưa đúng luật.

  • Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thầy và trò Khoa Mỹ thuật Công nghiệp Trường Đại học Văn Lang đang dần tiếp thu những kỹ thuật học tập trực tuyến. Đây là hình thức học không mới nhưng để áp dụng tốt công nghệ vào giảng dạy, đem lại hiệu quả cho sinh viên trong quá trình học tập thì tất cả cần có thời gian chuẩn bị, học hỏi và điều chỉnh từng ngày.

  • Sáng ngày 27/8/2021, Khoa Y và Khoa Y học Cổ truyền Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức thành công buổi hội thảo khoa học với chủ đề "Chăm sóc và nâng cao sức khỏe mùa dịch”, diễn ra trực tuyến trên ứng dụng Zoom và livestream trên Youtube.

  • Vừa qua, hội thi vẽ tranh thiếu nhi chủ đề "Vì môi trường an toàn trong mùa dịch" do Ban chấp hành Công đoàn Trường Đại học Văn Lang tổ chức dành cho con của các công đoàn viên đã có kết quả chung cuộc. Các tác phẩm đoạt giải không chỉ sáng tạo về ý tưởng mà còn mang đến thông điệp vô cùng ý nghĩa trong mùa dịch bệnh.

  • Sau nhiều ý kiến đóng góp và họp bàn để nâng cao hiệu quả học tập trực tuyến cho sinh viên trong thời gian sinh viên tạm nghỉ ở nhà do dịch Covid-19, từ ngày 17/02/2020, Trường Đại học Văn Lang đồng loạt triển khai cho sinh viên học tập có hướng dẫn trực tuyến bằng MS Team theo thời khóa biểu.  Đến nay, sau 2 ngày nghiêm túc và quyết tâm thực hiện, hơn 90% giảng viên Trường Đại học Văn Lang đã đến lớp và giảng dạy trực tuyến có hiệu quả, nhận được phản hồi tích cực của sinh viên.

  • Từ ngày 01/4 đến 30/4/2020, Trường Đại học Văn Lang nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ) - đợt 1. Trong các cách nộp hồ sơ, hình thức đăng ký online được thí sinh quan tâm nhiều nhất trong tình hình dịch Covid- 19 phức tạp như hiện nay.

  • Ngày 20/03/2020, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Công văn đến số 969/BGDĐT-CNTT về việc phổ biến và hướng dẫn khai báo sức khỏe tự nguyện để phòng, chống dịch Covid-19. Trường Đại học Văn Lang khẩn trương triển khai thực hiện trong toàn thể cán bộ, nhân viên, giảng viên và sinh viên của Trường.

  • Vừa qua, sáng 28/7/2021, Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Văn Lang tổ chức livestream Hướng dẫn thực hành điêu khắc răng - kỹ thuật thêm sáp. Buổi học hấp dẫn sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động thực hành tại trường phải tạm ngưng.

  • (VLU, 31/5/2021) - Từ ngày 31/5/2021, tuân thủ các chỉ thị của Chính phủ và Ủy ban Nhân dân Tp.HCM, Hệ thống giáo dục Văn Lang (VLG) nói chung và Trường Đại học Văn Lang (VLU) nói riêng chuyển sang một trạng thái hoạt động mới, đặc biệt tại Cơ sở chính 69/68 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q. Bình Thạnh. Để đảm bảo an toàn cho cán bộ - giảng viên - nhân viên và sinh viên, Đại học Văn Lang sẽ tổ chức làm việc cơ bản từ xa, đồng thời duy trì các bộ phận thiết yếu trực tại các cơ sở. Ngay trong đêm 30/5/2021, TS. Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng Quản trị VLG, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn Lang đã gửi thông điệp động viên đến toàn thể hệ thống.

    vlu ts nguyen cao triTS. Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Giáo dục Văn Lang


    Thân gửi toàn thể Cán bộ, Nhân viên, Giảng viên và các em sinh viên, học sinh Tập đoàn Giáo dục Văn Lang,

    Giữa tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều đang mang trong mình vô vàn những nỗi lo. Trong cương vị người dẫn dắt tập đoàn, điều đầu tiên tôi canh cánh trong lòng, không thể khác hơn, đó chính là sự an toàn của mỗi thành viên đại gia đình Văn Lang.

    VLG đặt mục tiêu đảm bảo an toàn và sức khỏe của cộng đồng Văn Lang lên hàng đầu. Vì vậy, trong một tuần sắp tới, các đơn vị sẽ có chính sách luân phiên làm việc tại nhà phù hợp, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để mỗi thành viên vừa bảo vệ sức khỏe bản thân, vừa có thể hoàn thành công việc chung, cũng như chăm sóc gia đình.

    Là một trong những đơn vị chung tay cùng Chình phủ và xã hội trong công tác chống dịch từ những ngày đầu tiên, chúng ta đã đóng góp và huy động nhiều trăm tỷ đồng để thực hiện chương trình mua 2.000 máy thở do Nhật Bản sản xuất để tài trợ cho Chính phủ Việt Nam, trong lúc khó khăn chúng ta cũng không quên đã thông qua Chính phủ Việt Nam để tài trợ cho hai nước bạn là Lào và Campuchia 900 máy thở để có thêm máy móc thiết bị vượt qua đại dịch... Tôi tin dù không phải là những “chiến binh” quả cảm đi vào nơi tâm dịch, mỗi thành viên của tập đoàn Giáo dục Văn Lang đều sẽ là hậu phương vững chắc, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, cùng chung tay đưa Việt Nam trở lại những ngày “bình yên”. Đợt dịch này không thể xem nhẹ khi số lượng ca mắc mới gia tăng mỗi ngày, tôi mong tất cả sẽ tuân thủ nghiêm ngặt chỉ thị từ chính phủ, giữ gìn sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

    vlu tang 500 may tho cho chinh phu aĐại học Văn Lang và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trao tặng 500 máy thở Eliciae MV20 đợt đầu tiên cho Chính Phủ Việt Nam (ngày 05/8/2020 tại Văn phòng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)

    Dịch bệnh có thể sớm được dập tắt, nhưng cũng không loại trừ khả năng kéo dài. Vậy nên LINH ĐỘNG THÍCH NGHI – CHỦ ĐỘNG THAY ĐỔI là tinh thần mà tôi mong mỗi đơn vị thành viên trong TẬP ĐOÀN, mỗi cấp quản lý Viện, Khoa, Trung tâm, phòng ban...sẽ luôn hướng đến trong suy nghĩ và hành động. Sẽ có những tiết học phải thay đổi, sẽ có những kế hoạch phải điều chỉnh, nhưng tôi tin, với những giá trị cốt lõi và phẩm chất đáng quý: ĐẠO ĐỨC – Ý CHÍ – SÁNG TẠO của mỗi con người Văn Lang, tất cả chúng ta sẽ hoàn thành, thậm chí là hoàn thành tốt những công việc hàng ngày và những việc còn dang dở...

    Hơn ai hết, chúng ta là những người hiểu rõ nhất những khó khăn mà các em học sinh – sinh viên trong hệ thống của chúng ta đang phải trải qua. Vậy nên, hãy đừng quên sứ mệnh của mỗi một người làm giáo dục là dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải đảm bảo và duy trì trải nghiệm học tập của các em.

    "I DO CARE – TÔI THỰC SỰ QUAN TÂM" là thông điệp tôi muốn gửi đến toàn thể cộng đồng Văn Lang thông qua bức thư này. Bởi tôi tin, chỉ cần đủ quan tâm: quan tâm đến bản thân, quan tâm đến gia đình, và quan tâm đến cộng đồng xung quanh - mỗi một người trong chúng ta đều sẽ biết mình phải làm gì để cùng nhau đi qua giai đoạn khó khăn này.

     

    Thân mến,
    NGUYỄN CAO TRÍ
    Chủ tịch Hội đồng quản trị

     

  • Với mong muốn đem lại năng lượng tích cực cho cuộc sống và chia sẻ khó khăn kịp thời cùng người lao động đang sinh sống tại khu vực bị phong tỏa, Khoa Công nghệ Ô tô Trường Đại học Văn Lang tổ chức đóng góp kinh phí gửi tặng 500 kg gạo và 1000 trứng gà đến các hộ gia đình công nhân khó khăn tại Khu phố Nhi Đồng 1 - tỉnh Bình Dương.

  • Từ ngày 26/8/2021, Khoa Kế toán – Kiểm toán phát động cuộc thi Talent Accounting nhằm tạo sân chơi cho sinh viên trong giai đoạn giãn cách do dịch bệnh Covid-19. Sau hai tuần tổ chức, Khoa đã nhận được nhiều bài dự thi được đầu tư kỹ lưỡng từ nội dung đến hình thức thực hiện.

  • Sáng ngày 19/12/22021, Khoa Kiến trúc - Trường Đại học Văn Lang tổ chức buổi Webinar số thứ 5 với đề tài “Giải pháp thiết kế nhà ở thích ứng mới” với sự tham gia của cán bộ giảng viên và sinh viên Khoa Kiến trúc.

  • Trong diễn biến căng thẳng của dịch bệnh Covid-19, hàng loạt hoạt động trong đời sống thường trực buộc phải đình trệ. Là giảng viên, sinh viên khối ngành Sức khỏe Trường Đại học Văn Lang, ngoài việc hỗ trợ cho công tác chống dịch cùng Thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo chất lượng cho mỗi giờ học online cũng là điều được thầy trò Khoa Y đầu tư và chú trọng.

  • Ngày 21/01, Khoa Điều dưỡng & Kỹ thuật Y học Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Hội thảo khoa học: Cập nhật tình hình Covid-19 và giải pháp an toàn cho cộng đồng. Tại hội thảo, nhiều tham luận đã được trình bày, cung cấp cho người tham dự những kiến thức y tế đầy giá trị thực tiễn

  • Sáng ngày 24/10/2021, Khoa Kiến trúc Trường Đại học Văn Lang tổ chức Webinar đầu tiên của chuỗi sự kiện "Kiến trúc thích ứng với đại dịch Covid-19". Với đề tài "Thích nghi kịp thời", webinar chia làm 3 phần với sự đóng góp và chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành về trận chiến với đại dịch.

  • BS CKII Lê Thị Kim Chi có hơn 30 năm công tác tại Khoa Cấp cứu và là Trưởng Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bình Chánh. Cô hiện là giảng viên cơ hữu Bộ môn Y Cơ sở, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang. Trong đợt bùng phát dịch Covid lần thứ 4 tại Tp.HCM, BS. Chi là một trong nhóm những bác sĩ đầu tiên đề xuất theo dõi điều trị thành công bệnh nhân F0 tại nhà.

  • (VLU,21/7/2021) - “Mạnh dạn mượn ba 2 triệu đồng, một mình đi chở 400 gói mì và 4 thùng sữa” - đó là những gì mà cô gái nhỏ Nguyễn Quỳnh Thư, sinh viên khóa 24 ngành Quan hệ Công chúng và cũng là Ủy viên Ban Điều hành Đội Công tác Xã hội - Trường Đại học Văn Lang đã làm cùng chuyến xe hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân khu vực bạn sinh sống trong đợt dịch Covid-19 phức tạp hiện nay.

    Dịch bệnh bùng phát ở Sài Gòn, Văn Lang cùng các trường Đại học khác bắt đầu bước vào giai đoạn dạy và học online tại nhà, giữ an toàn cho sinh viên nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng học tập. Quỳnh Thư tạm chia tay Đội Công tác Xã hội và mái trường chung Văn Lang, trở về quê nhà ở Phú Yên. 

    Ngày 23/6/2021, Phú Yên phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên và bùng phát mạnh mẽ, tính đến 21/7 đã chạm mốc 1.000 ca. Ca mắc Covid-19 đầu tiên lại gần nơi Quỳnh Thư sinh sống. Mẹ trở thành F1 và phải đi cách ly tập trung, Quỳnh Thư cùng các thành viên còn lại trong gia đình cách ly tại nhà. Những ngày đó, gia đình Thư được các mạnh thường quân hỗ trợ gạo, mắm, dầu ăn, rau,... Những món quà tuy quen thuộc nhưng trong mùa dịch lại trở nên quý giá hơn bao giờ hết khiến Thư rất xúc động và trân quý tình cảm mà cộng đồng san sẻ với nhau. Cũng từ đây, Thư bắt đầu nuôi dưỡng ý định phải làm điều gì đó để giúp đỡ mọi người, mang những điều sẻ chia dù là nhỏ bé đến với những hoàn cảnh khó khăn hơn.

    Quỳnh Thư tâm sự: “Thời gian đó, vừa đúng lúc ở Thành đoàn địa phương có tuyển tình nguyện viên tham gia điều tra dịch tễ nhưng lúc ấy em đang là F2 nên không tham gia được. Vì vậy em đợi hết thời gian cách ly để âm thầm thực hiện một chiến dịch nhỏ nhoi của riêng mình để giúp đỡ bà con khu em sống.

    Là một cô gái vóc dáng nhỏ nhắn, dịu dàng nhưng mọi việc Thư làm và quyết định đều mạnh mẽ, dứt khoát. Thư nhanh chóng liên hệ với nhà cung cấp, hỏi chi phí giá cả và tính toán sẽ hỗ trợ được bao nhiêu phần. Sau hai tiếng, Thư mạnh dạn mượn ba 2 triệu đồng, một mình đi chở 400 gói mì và 4 thùng sữa. Sau đó, gia đình mới biết và hỗ trợ Thư thêm trong khâu chuẩn bị. Với “xe quà” đầu tiên của mình, Thư và gia đình đã phát tổng cộng 64 phần bao gồm mì và sữa, ưu tiên cho các hộ có người già và trẻ em. Tuy số lượng chỉ ít ỏi so với số gia đình bị phong tỏa nhưng qua đó, hi vọng có thể truyền chút động lực cho người dân Phú Yên an tâm cách ly, vượt qua thời kỳ đỉnh dịch.

    vlu quynh thuSinh viên Nguyễn Quỳnh Thư, khóa 24, ngành Quan hệ Công chúng VLU cùng với "xe quà" hỗ trợ bà con khu vực mình sinh sống

    Được biết, ngay từ năm lớp 10, Thư đã bắt đầu làm quen với các hoạt động thiện nguyện. Từ những lần đi giúp đỡ cộng đồng và xã hội, Thư biết trân trọng cuộc sống, sẻ chia và thông cảm nhiều hơn vì ngoài kia vẫn còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh hơn mình. “Thiện nguyện không phải là chuyện dễ dàng nhưng cũng chính nhờ những khó khăn đó, bản thân mới cố gắng vượt qua để trong tương lai bước chân mình trở nên vững vàng hơn nữa”, Thư khẳng định. 

    “Cô gái lạnh lùng của Đội Công tác Xã hội”

    Đó chính là những gì mà Quỳnh Thư nhận định về mình trong khoảng thời gian đầu sinh hoạt tại Đội. Cơ duyên gắn kết Quỳnh Thư và Đội Công tác Xã hội bắt đầu từ lần đăng ký hỗ trợ chùa Diệu Pháp vào học kỳ 2 năm học 2018-2019. Từ một người tính cách lạnh lùng, có phần hơi ngang bướng, qua các hoạt động do Đội tổ chức, Thư đã dần hoàn thiện bản thân hơn, biết nhẫn nhịn, bình tĩnh, xử lý tình huống và cải thiện kỹ năng giao tiếp đáng kể. Nói về Đội Công tác Xã hội của mình, Thư vô cùng tự hào: “Đội đối với em là một mái nhà, là anh em, là nơi mà bạn muốn về khi nào cũng được. Sinh hoạt tại Đội cho em cảm giác không cô đơn khi sống xa gia đình đến gần 500km. Em rất cảm ơn những hoạt động mà Đội đã mang đến để em thấy được cuộc đời còn tươi đẹp đến nhường nào”.

    vlu quynh thu aQuỳnh Thư (thứ 2 từ phải qua) cùng với các bạn trong Đội Công tác Xã hội của sinh viên VLU

    Cùng với Quỳnh Thư, nhiều hành động đẹp hỗ trợ người dân, sinh viên trong mùa dịch cũng đang diễn ra với sự chung tay góp sức từ nhà trường, các giảng viên, cán bộ - nhân viên, cựu sinh viên cùng các doanh nghiệp tổ chức, không để một ai cô đơn trong cuộc chiến này. Hi vọng rằng những hành động đẹp sẽ lan tỏa năng lượng đến mọi người nhiều hơn nữa, cùng nhau chia sẻ yêu thương, nâng cao ý thức chống dịch trong cộng đồng.

    Mỹ Tiên

  • Ngày 20/03/2020, số livestream số 3 chương trình "Nhà Lạc" độc quyền của Trường ĐH Văn Lang với chủ đề "Nộp hồ sơ xét tuyển Đại học mùa Covid-19" đã có sự tham gia tư vấn của ThS. Võ Văn Tuấn - Phó Hiệu trưởng thường trực và ThS. Nguyễn Thị Mến - Phó Trưởng phòng Tuyển sinh & Truyền thông, giải đáp thắc mắc của học sinh cách về phương thức nộp hồ sơ xét tuyển đại học trong tình hình năm 2020 nhiều biến động.

  • Tuần lễ đầu tiên của tháng 7 là thời gian cao điểm với sinh viên năm cuối Trường Đại học Văn Lang khi chuẩn bị cho buổi bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Trong tình hình dịch Covid-19 tái bùng phát, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, Khoa Mỹ thuật & Thiết kế tổ chức bảo vệ tốt nghiệp online cho gần 200 sinh viên Khóa 23 ngành Thiết kế Nội thất và ngành Thiết kế Đồ họa. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên với thầy và trò nhà Hòa Sắc!

  • (VLU, 29/8/2021) - Từ ngày 12/8/2021, Kênh Truyền hình Văn Lang phát động cuộc thi “Lan tỏa câu chuyện tích cực trong mùa dịch”, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa cho cộng đồng sinh viên Văn Lang.

    Các thí sinh tham gia cuộc thi sẽ đăng tải câu chuyện của riêng mình (giới hạn từ 200 đến 300 chữ) trên trang cá nhân Facebook dưới chế độ công khai, kèm theo cụm hastag của chương trình, đồng thời gắn thẻ kêu gọi 3 người bạn là sinh viên đang học tại Văn Lang tham gia. Nội dung câu chuyện là một hoạt động tích cực mà bạn đã làm trong mùa dịch và có mong muốn chia sẻ đến mọi người, kèm theo hình ảnh mô tả.

    Là một trong những sinh viên đã an toàn ở quê nhà kề cận bên gia đình, bạn Khánh Vy, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh vẫn không quên những người bạn của mình vẫn đang mắc kẹt lại Sài Gòn cùng với nhiều người dân thành phố khác trong tình trạng khan hiếm thực phẩm. Bạn đã cùng với mẹ hỗ trợ thu hoạch rau, đóng gói và vận chuyển gửi về Thành phố, mong muốn san sẻ chút sức lực nhỏ bé giúp Sài Gòn mau khỏe lại.

    vlu cau chuyen tich cuc b minMang trên vai ba lô Văn Lang, Khánh Vy cùng mọi người hỗ trợ thu hoạch cho những vườn rau tại quê nhà gửi vào Sài Gòn.

    Thời gian giãn cách tại gia, các hoạt động học tập online của sinh viên Văn Lang cũng có nhiều cải tiến thu hút và thú vị hơn, bên cạnh đó rèn luyện được nhiều kỹ năng mới như thể dục thể thao, nội trợ bếp núc và tập làm những nhà nông sáng tạo…

    vlu cau chuyen tich cuc cBạn Nguyễn Thị Yến Nhi - sinh viên Khóa 24 Khoa Quản trị kinh doanh chia sẻ hoạt động sáng tạo mới trong thời gian học online môn Quản lý dịch vụ: Review lại dự án của bạn mình.

    vlu cau chuyen tich cuc d minNiềm vui ngày giãn cách đến từ những việc nhỏ nhặt như tập trồng cây, nấu ăn, chuẩn bị bữa cơm nhà cho gia đình... Chống dịch tại gia vẫn vui khỏe và healthy.

    vlu cau chuyen tich cuc e
    Những hình ảnh tươi tắn, lạc quan của sinh viên Văn Lang khi tham gia hỗ trợ chống dịch tiếp thêm niềm vui và năng lượng tích cực cho mọi người.

    Mỗi câu chuyện mang đến một ý nghĩa riêng nhưng cùng chung mục đích mong muốn tinh thần mọi người hãy lạc quan, cùng nhau góp sức mình để Sài Gòn mau khỏe lại, thể hiện trách nhiệm của bản thân trong công cuộc chống dịch chung của đất nước. Hiện tại, Ban tổ chức đang tiến hành tổng kết chấm giải để chọn ra những bài dự thi chất lượng, kết quả chung cuộc sẽ được công bố trên Fanpage Truyền hình Văn Lang.

    Mỹ Tiên

  • Trong suốt 3 tháng tài bùng dịch Covid-19 tại Việt Nam, TS. BS. Nguyễn Hùng Vĩ - Trưởng Khoa Y Trường Đại học Văn Lang luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất bật với công việc và trách nhiệm của người thầy thuốc.

  • Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, TS. Phùng Quốc Đại - Khoa Y học Cổ truyền Trường Đại học Văn Lang đã có bài viết cung cấp thông tin khoa học và thời sự về dịch bệnh COVID-19, giúp độc giả có cái nhìn khách quan về sự nguy hiểm và hiểu bản chất các nội dung đang triển khai phòng chống dịch một cách hiệu quả.

  • Trước tình hình dịch Covid-19 đang chuyển biến phức tạp , Trường Đại học Văn Lang tích cực phối hợp cùng Nhà nước, thực thi các biện pháp phòng tránh an toàn và lên kế hoạch sẵn sàng phương án đào tạo  trong mọi tình huống khẩn cấp. 

  • Sáng ngày 02/7/2021, Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang tổ chức bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp cho 23 sinh viên ngành Công nghệ sinh học - Khóa 23 (2017 – 2021), tổng kết thành quả học tập và nghiên cứu của thầy trò, đồng thời là một trải nghiệm khó quên trong hoạt động học tập mùa Covid-19.

  • Một đêm giữa tháng 7, khi cả nước đang gồng mình chống dịch COVID- 19, tôi may mắn được tham gia một đội từ thiện trao quà cho bà con vô gia cư, và rồi, tôi vô tình bắt gặp Phú cũng đang trao quà giống tôi. Cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa thành phố vắng vẻ đã làm tôi cảm nhận được tinh thần tương thân tương ái của chàng trai hơn hai mươi tuổi này.

  • Sau khi nhận được Công văn khẩn của UBND Tp.HCM, trong ngày hôm nay, Trường Đại học Văn Lang quyết định điều chỉnh phương án tổ chức giảng dạy, tiếp tục cho sinh viên nghỉ ở nhà đến hết tháng 2/2020 để phòng ngừa dịch Covid-19.

  • Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine cho người dân. Cùng với cán bộ y tế và các y bác sĩ, nhiều sinh viên Văn Lang đã khoác lên mình bộ đồ bảo hộ, trở thành tình nguyện viên hỗ trợ các điểm tiêm chủng tại Thành phố.

  • Trong đợt tái bùng phát dịch bệnh lần thứ 4, tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trường Đại học Văn Lang đã có nhiều hoạt động đóng góp ý nghĩa, lan tỏa tinh thần cống hiến hết mình cho đất nước. Bên cạnh những đóng góp của tập thể, không thể không kể đến những tấm gương sinh viên Văn Lang đi đầu tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương, được các cơ quan báo chí và truyền hình ghi nhận trong thời gian qua.

  • (VLU, 06/7/2021) -Đại dịch Covid - 19 đã và đang gây ra cuộc suy thoái lan rộng và kéo dài trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, đại dịch gây xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội, tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường tài chính (TTTC). Trong phạm vi bài viết, trên cơ sở tổng quan bức tranh kinh tế và TTTC Việt Nam quý I/2020, đánh giá những tác động tiêu cực từ dịch Covid - 19, tác giả đề xuất một số giải pháp cấp bách nhằm ổn định TTTC Việt Nam trong bối cảnh dịch bênh còn diễn biến phức tạp, khó lường.

    Bức tranh kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam quý I năm 2020

    Tăng trưởng GDP quý I/2020 của Việt Nam ước đạt 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất từ 2011 đến nay, nhưng khá so với khu vực và nhiều nền kinh tế khác. (**)

    Trên thị trường tài chính, tính đến thời điểm 20/3/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,55% (cùng kỳ năm 2019 tăng 2,54%), huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,51% (cùng kỳ năm 2019 tăng 1,72%), tín dụng của nền kinh tế tăng 0,68% (cùng kỳ năm 2019 tăng 1,9%), cho thấy các doanh nghiệp khó khăn, phải thu hẹp hoạt động (**).

    Hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý I/2020 tăng cao, ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8% (**), do các công ty Bảo hiểm nhân thọ cung cấp nhiều gói sản phẩm linh hoạt, tăng các gói hỗ trợ bảo hiểm phù hợp.

    Tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán trong quý I/2020 chỉ đạt 29,5 nghìn tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước. Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 23/3/2020, chỉ số VNIndex đạt 657,43 điểm, giảm 25,5% so với cuối tháng trước và giảm 31,6% so với cuối năm 2019. Mức vốn hóa thị trường đạt 3.302 nghìn tỷ đồng, giảm 24,7% so với cuối năm 2019; giá trị giao dịch bình quân từ đầu năm đến nay đạt 4.676 tỷ đồng/phiên, tăng 0,04% so với bình quân năm 2019. Trên thị trường trái phiếu, hiện có 483 mã trái phiếu niêm yết đạt 1.163 nghìn tỷ đồng, giảm 0,8% so với cuối năm 2019. Trên thị trường chứng khoán phái sinh, tính chung quý I/2020, khối lượng giao dịch bình quân đạt 122.436 hợp đồng/phiên, tăng 38% so với bình quân năm trước (**).

    Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2020 theo giá hiện hành ước tính đạt 367,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước và bằng 31% GDP. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 8,6 tỷ USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I/2020 ước tính đạt 3,9 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước (**).

    Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/3/2020 ước tính đạt 311,3 nghìn tỷ đồng, bằng 20,6% dự toán năm. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2020 ước tính đạt 20 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước. Giá vàng trong nước biến động trái chiều với giá vàng thế giới do các nhà đầu tư trong nước có xu hướng nắm giữ vàng trong thời điểm thị trường chứng khoán, bất động sản không ổn định. (**). Những số liệu trên phần nào đã phản ánh “bức tranh u ám” của nền kinh tế nói chung, của TTTC Việt Nam trong quý I năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid - 19.

    2330 coronavirus economy wpĐời sống kinh tế - xã hội, thị trường tài chính tại Việt Nam bị tác động bới đại dịch Covid - 19
    (nguồn: Internet)

    Tác động tiêu cực của dịch Covid - 19 đến thị trường tài chính Việt Nam

    Thứ nhất,sự bùng phát của dịch bệnh làm cho thị trường hàng hoá, tiêu thụ thu hẹp, do sản xuất của doanh nghiệp, thu nhập người dân giảm mạnh. Đây là tác động rõ nét và cơ bản nhất đối với kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu chịu tác động lớn nhất. Khó khăn này càng gia tăng, khi tổng giá trị xuất khẩu của nước ta chiếm thường xuyên tới 60% -70% GDP. Diễn biến tác động tiêu cực đến hoạt động ngân hàng. Tín dụng tăng trưởng chậm, một mặt do các ngân hàng thương mại thận trọng cho vay vì thị trường biến động mạnh, mặt khác chính doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh do khó khăn về thị trường, tiêu thụ và ký kết hợp đồng. Chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình luân chuyển vốn chậm của nền kinh tế, của doanh nghiệp, dẫn đến khả năng thanh toán bị hạn chế. Nhiều doanh nghiệp ứ đọng hàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản tín dụng có liên quan. Tín dụng bất động sản luân chuyển chậm, đặc biệt là các khoản nợ cho vay kinh doanh bất động sản.

    Thứ hai, dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu tác động gián tiếp đến TTTC và hoạt động ngân hàng, trên các phương diện sau:

    • Dòng vốn đầu tư gián tiếp biến động mạnh. Thời gian qua, thị trường chứng khoán trong nước phải liên tục điều chỉnh, giảm điểm do việc bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài. Các tổ chức tài chính - chi nhánh hoặc công ty con đang hoạt động ở Việt Nam rút vốn về nước. Dịch bệnh cũng tạo tâm lý bảo toàn vốn, tâm lý nắm giữ tiền mặt hơn là cổ phiếu của các Nhà đầu tư. Những hoạt động này tạo hiệu ứng tâm lý tiêu cực khiến thị trường chứng khoán trong nước gặp nhiều khó khăn.
    • Các hoạt động đầu tư, liên kết góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược vào hệ thống ngân hàng trong nước giảm, ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại cổ phần, qua đó ảnh hưởng đến quá trình đổi mới công nghệ, phát triển dịch vụ, quản trị, quản lý ngân hàng hiện đại của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Tác động này mang tính tạm thời, ngắn hạn.
    • Những biến động của lãi suất, giá vàng, đồng Dolla Mỹ... trên các thị trường tiền tệ thế giới nhanh, liên tục và khó dự báo. Điều này tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ, gây tác động tiêu cực nhất định đến thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.

    Một số giải pháp ổn định thị trường tài chính hiện nay

    Một là,Ngân hàng Nhà nước Trung ương thường xuyên nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế; bám sát diễn biến thị trường để cập nhật, điều chỉnh các kịch bản điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng. Cần chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, điều tiết nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn, khối lượng, lãi suất hợp lý và chuẩn bị các phương án hỗ trợ khi cần thiết để đảm bảo thanh khoản thị trường thông suốt, cung ứng vốn kịp thời, giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.

    Hai là, các tổ chức tín dụng phải chủ động cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng. Cần căn cứ tình hình thực tiễn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí đối với khách hàng khó khăn (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng).

    Ba là, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch; miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng; chi ngân sách nhà nước, trước hết là gói hỗ trợ khoảng 30 nghìn tỷ đồng để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch 9 và không tính lãi phạt chậm nộp theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; xem xét thời điểm đóng phí công đoàn phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức.

    Bốn là,cơ quan chức năng phải tiếp tục hỗ trợ thị trường chứng khoán, củng cố niềm tin cho các bên tham gia thị trường. Theo đó, cần có hướng dẫn, quy định để cụ thể hoá gói hỗ trợ kép của Chính phủ bao gồm cả tài khóa và tín dụng trị giá 280 nghìn tỷ đồng, theo cơ chế tác động san sẻ rủi ro giữa các thành phần kinh tế. Ðiều đó sẽ tạo cơ sở cho các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và nhà đầu tư tin vào nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp của Chính phủ cũng như sức bền của thị trường.

    Năm là,tích cực, chủ động tháo gỡ các rào cản, đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đại dịch, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam bị ảnh hưởng lớn, khi 2 tháng đầu năm, vốn FDI thực hiện giảm 5% (đây là lần giảm đầu tiên trong giai đoạn 2016 - 2020); vốn FDI đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận khía cạnh tích cực từ bối cảnh hiện tại, khi Việt Nam vẫn đang được coi là đất nước an toàn. Một số nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam, như mới đây, Samsung quyết định chuyển dây chuyền sản xuất “một số smartphone cao cấp” tới Việt Nam. Do vậy, cần coi đây là một cơ hội trong hoạt động thu hút đầu tư của Việt Nam để hướng tới mục tiêu dài hạn hơn.

    -----------------------------

    (*) Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Công thương, số 7 tháng 04/2020

    (**) Tổng cục Thống kê (2020), Thông cáo báo chí và Infographics về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2020, https://www.gso.gov.vn

     

    ThS. Nguyễn Ngọc Tú Vân (*)

    Khoa Tài chính – Ngân hàng

  • Tiếp tục chuỗi hoạt động giàu ý nghĩa trao tặng máy thở, giúp đỡ cộng đồng vượt qua đại dịch Covid-19, Trường Đại học Văn Lang đã tiến hành chuyển cấp tốc 100 máy thở cho nước Lào trong đợt bùng phát dịch mới.

  • Tiếp nối chuỗi hoạt động trao tặng máy thở thuộc Dự án MV20, giúp đỡ cộng đồng vượt qua đại dịch Covid-19, ngày 4/6 vừa qua, Tập đoàn Giáo dục Văn Lang vừa tiến hành chuyển giao 70 máy thở cho 3 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Thái Nguyên trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4.

  • Hai tháng vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phải oằn mình chống chọi với tình trạng dịch bệnh Covid-19 không ngừng gia tăng diễn biến phức tạp. Cùng với Trường Đại học Văn Lang, thầy và trò Khoa Răng Hàm Mặt tích cực tham gia hỗ trợ các điểm tiêm trên nhiều địa bàn khác nhau, chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch.

  • (VLU, 06/7/2021) – Chào mọi người, mình là Trần Nguyệt Quỳnh Mai, sinh viên Khóa 25 ngành Tâm lý học. Trong đợt tái bùng phát dịch lần thứ 4, mình đã tham gia vào đội ngũ tình nguyện viên chống dịch tại địa bàn Quận Tân Bình nơi mình đang sinh sống. Công việc chính của mình và các đồng đội là hỗ trợ điều phối lấy mẫu. Nghe “oách” lắm phải không? Cùng theo chân mình khám phá chuỗi ngày tình nguyện tại tuyến đầu nhé!

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid j

    Đây là team của mình: 23 người, nếp tẻ đầy đủ, được dẫn dắt bởi anh Phan Lê Huy Hoàng – Bí thư Quận Đoàn Tân Bình và bạn Phạm Ngọc Đức Duy - Cán bộ Ban Mặt trân An ninh Quốc phòng địa bàn dân cư Quận Đoàn. Hầu hết đội hình đều là những sinh viên trẻ, tranh thủ thời gian tạm xa trường lớp để hỗ trợ mặt trận phòng chống dịch tại địa phương.

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid eLần đầu mặc “giáp”, mình và các bạn có chút bỡ ngỡ.

    Và ta-da! Đây là “bộ giáp” chúng mình được trang bị trong suốt quá trình chiến đấu! Cả một “cây” liền thân có mũ trùm siêu “thời thượng”! Nhẹ như bông, kháng nước và khử khuẩn, “bộ giáp” giúp chúng mình hoàn thành nhiệm vụ một cách an toàn.

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid i

    Công việc hằng ngày của mình là đây: hỗ trợ điều phối lấy mẫu. Mình đang ghi chú lại thông tin, viết code lên các ống nghiệm. Công việc này nhìn dễ mà cũng không dễ đâu nha! Mình luôn tự nhủ phải hết sức cẩn thận để không xảy ra bất kỳ sai sót nào.

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid d

    Ngoài ra, mình còn tham gia nhập liệu, chuyển thông tin người dân kê khai trên giấy vào hệ thống chung.

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid nMình cùng đồng đội đang hồi hộp đợi kết quả test nhanh sau hơn một tuần chinh chiến cùng nhau.  

    Bên cạnh những giây phút chống dịch, chúng mình cùng nhau lan tỏa yêu thương bằng cách làm ATM Gạo và ngày ngày phát đồ ăn miễn phí cho bà con.

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid h

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid a

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid b

    Có hôm chúng mình mang cơm cho các cô chú khu phong tỏa mà không kiềm được xúc động bởi khu xây dựng vừa phát hiện F0, mọi người bị phong tỏa ngay chưa kịp ăn cơm hay chuẩn bị gì. Nắng nóng, bụi mịn từ công trường… nhìn cô chú bằng tuổi bố mẹ mà xót!

    Một ngày của chúng mình thường bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối. Nhưng giờ nào thì cả nhóm cũng đều vui tươi và tràn đầy năng lượng.

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid u

    Đây là bàn tay nhăn nhúm của mình và các bạn sau hàng giờ đồng hồ liên tục đeo bao tay y tế. Có lăn xả vào mới thấy lực lượng y bác sĩ tuyến đầu phòng chống dịch bệnh đã vất vả và hi sinh nhiều như thế nào.

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid f

    Những khi rảnh rỗi, cả đám lại bày trò vui. Mình và các bạn hay vẽ tên vào sau lưng mỗi thành viên để làm ký hiệu nhận diện từ xa. Đây là tác phẩm của bạn Đức Duy – người luôn sát cánh cùng team chúng mình đó! Duy bảo: “Gọi Mai là SOS vì khi cần, Mai sẽ đến ngay!”

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid m

    Ngày 27.6, vừa tiêm vaccine xong là cả đội tiếp tục “chạy show” liền. Ở điểm phường 8 Quận Tân Bình, có chú thấy đám nhỏ cực quá (và dễ thương) nên test xong chú chạy về gom hết nào sữa, nào socola mang qua cho! Những lúc thế này vừa ấm bụng lại ấm lòng quá chừng!

    theo chan sv van lang cung biet doi san covid l

    Thời gian chống dịch mang đến cho mình nhiều cung bậc cảm xúc và những trải nghiệm mới. Lần đầu tiên trở thành một phần trong tuyến đầu chống dịch, mình tự hào lắm! Dù có mệt mỏi sau những ngày đêm hồi hộp lo lắng cùng người dân mỗi lần lấy mẫu, nhưng những gì đọng lại sau cùng vẫn là vị ngọt của yêu thương và chia sẻ. Đó cũng chính là động lực để mình cùng đồng đội cố gắng hết sức trong suốt mùa “săn” Covid-19. Rồi tất cả sẽ ổn thôi!


    Trần Nguyệt Quỳnh Mai cũng vừa được Quận Đoàn Tân Bình vinh danh trên mục “Gương sáng Chiến sĩ Mùa hè xanh” của Quận. Đang là sinh viên năm hai, bạn quyết định tự nguyện đăng ký hiến tạng – món quà cho những người bị suy tạng, nối dài hy vọng sống.

    Bên cạnh Trần Nguyệt Quỳnh Mai, nhiều sinh viên Văn Lang cũng được huy động và tham gia vào lực lượng hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại thành phố. Bạn Lê Thị Thanh Xuân – sinh viên PR tham gia hỗ trợ điều phối lấy mẫu và tuyên truyền kiến thức tại địa phương chia sẻ: “Là người trẻ, có sức khỏe, mình muốn được cống hiến sức lực dù là nhỏ bé để giúp đỡ nhiều người cùng vượt qua đại dịch.

    Không chỉ ở Tp.HCM, dịch COVID-19 tại nhiều tỉnh thành đang diễn biến phức tạp. Một số sinh viên Văn Lang đang học tập online ở quê nhà cũng tham gia vào đội ngũ tình nguyện viên hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu chống dịch ở địa phương. Bạn Huỳnh Thị Mỹ Trúc và Nguyễn Thị Trúc Loan (Khoá 24 ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học) đăng ký vào đội tình nguyện của Trung tâm Y tế ngay từ khi thành phố Tuy Hoà phát động chương trình. Hai bạn chia sẻ: "Tụi em trực tiếp chứng kiến cảnh các chiến sĩ đủ màu áo đang ngày đêm gồng mình giành lấy sự bình yên cho quê hương, thức trắng đêm lấy mẫu, điều tra truy vết dịch tễ của các F0; thầm lặng làm việc dưới trời nắng hay thức trắng cả đêm với áp lực nặng nề, đã có lúc mệt quá phải nằm nghỉ ở lề đường. Là sinh viên khối ngành Sức khỏe, mang trên mình màu áo blouse trắng cao quý, chúng em cũng muốn được góp một phần nhỏ công sức của mình cho quê hương và phụng sự xứng đáng vì màu áo ấy.

    Còn nhiều sinh viên Văn Lang đang tham gia vào các đội hình tình nguyện phòng, chống dịch COVID-19 ở mọi miền Tổ quốc. Cố gắng các bạn nhé, vì một cuộc sống bình yên sẽ quay trở lại.

     

    Trần Nguyệt Quỳnh Mai

     

  • Diễn ra từ ngày 17/05/2021 - 31/05/2021, sau 2 tuần phát động, cuộc thi "Challenge: Sống an toàn giữa đại dịch" của Khoa Thương mại đã tìm ra những chủ nhân chiến thắng Top 10 giải thưởng chung cuộc.

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag