TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Hội thảo Khoa học Quốc tế: Thiết kế bền vững và Thích ứng với biến đổi khí hậu

(P.TS&TT - Văn Lang, 11/4/2019) – Nằm trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế “Trường Đại học Văn Lang hội nhập Quốc tế”, Hội thảo của tiểu ban Môi trường – Kỹ thuật đã diễn ra vào ngày 10/4/2019 với chủ đề “Thiết kế Bền vững và Thích ứng với biến đổi Khí hậu”.

Nguy cơ biến đổi khí hậu dẫn đến nước biển dâng và thay đổi môi trường sinh thái, vấn nạn ô nhiễm không khí, nguồn nước đang là mối lo chung của Thế giới. Đây cũng là chủ đề hội thảo khoa học quốc tế của tiểu ban Môi trường – Kỹ thuật Trường Đại học Văn Lang. Hội thảo thu hút 11 chuyên gia đến từ Hà Lan, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Đức, Hồng Kông, Đan Mạch và nhiều chuyên gia của Việt Nam. Hội thảo đã phác thảo một bức tranh đa chiều, đồng thời đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

 16 tham luận được trình bày trong phiên hội thảo buổi sáng, tại hai phân ban:
Phân ban Môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu:
Chủ tọa: GS. TS. Tsunemi Watanabe (Trường ĐH Công nghệ Kochi, Nhật Bản).
• Địa điểm: Phòng 11.3 – Tòa nhà A, Cơ sở 3 của Trường ĐH Văn Lang.

Phân ban Thiết kế bền vững:
• Chủ tọa: GS. TS. Ngô Văn Nông (Trường ĐH Nagoya, Nhật Bản).
• Địa điểm: Phòng 11.5 – Tòa nhà A, Cơ sở 3 của Trường ĐH Văn Lang.

MỘT SỐ KẾT QUẢ ẤN TƯỢNG CỦA HỘI THẢO
25 bài báo khoa học sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh của các chuyên gia Việt Nam, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông, Đan Mạch, Hà Lan, Thái Lan đăng trong Tạp chí Xây dựng, số tháng 4/2019.
 07 vấn đề thảo luận: Cấp nước trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu; Chất thải nhựa; Vi nhựa; Năng lượng tái tạo; BIM trong thiết kế bền vững; Giảm thiểu và giám sát ô nhiễm không khí; Động lực nội tại.
 07 biên bản hợp tác được ký kết ngay trong phiên thảo luận buổi chiều.

dh van lang tieu ban moi truong a11 chuyên gia nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hà Lan, Singapore, Thái Lan, Đức, Hồng Kông, Đan Mạch; 22 đại diện của 18 Công ty, 29 đại diện đến từ 24 Trường Đại học, Viện Nghiên cứu và Cơ quan Quản lý của Việt Nam, hơn 50 sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Kỹ thuật Nhiệt… tham gia Hội thảo khoa học, cho thấy uy tín của Trường Đại học Văn Lang trong lĩnh vực Môi trường - Kỹ thuật.

 
DANH SÁCH THAM LUẬN HỘI THẢO
1. GS.TS. Mukand S. Babel (AIT, Thái Lan): Green infrastructure: A sustainable approach to water management and climate change adaptation.
2. PGS.TS. Kujawa Katarzyna Roeleveld (Wageningen University, Hà Lan): Resource rovery oriented urban water management.
3. GS.TS. Fujii Shigeo (Kyoto University, Nhật Bản): Comparison of water use practices at peri-urban communites in Southeast Asian countries.
4. PGS.TS. Lê Thị Kim Oanh (Trường Đại học Văn Lang): Characteristics of immigrants in HCMC and health risk from water use under the context of climate change impact.
5. GS.TS. Tsunemi Watanabe (Kochi University of Technology, Nhật Bản): Institutional analysis for sustainable development of local constructors in Japan.
6. PGS.TS. Judith Van Leeuwen (Wageningen University, Hà Lan): Plastic pollution and governance and sustainable design.
7. PGS.TS. Trần Thị Mỹ Diệu (Trường Đại học Văn Lang): Situations of plastic in Vietnam.
8. GS.TS. Sandhya Babel (SIIT, Thamasat University, Thái Lan): Micro-plastic contamination in fresh water enviroment: A case study in the Chao Phray River, Bangkok.
9. GS.TS. Ngô Văn Nông (Nagoya University, Nhật Bản): Thermo – electrics as a renewable energy technology for waste heat recovery and smart thermal management.
10. TS. Lê Hùng Tiến (Trường Đại học Văn Lang): Design optimization using building information modeling (BIM) for sustainable design.
11. Ông Ger Groeneveld (VEG - Hồng Kông): Integrated, cross-border approach for raducing GHF emissions.
12. TS. Đỗ Trí Nhựt (Trường Đại học Văn Lang): Technical evaluation of the efficient use of solar water heater.
13. GS. TS. Huub Rijnaarts (Wageningen University, Hà Lan): Urban harvest as a princilple to adapt water infrastructure urbanizing delta to climate change.
14. ThS. NCS. Lê Minh Trường (Van Lang University): Rain water harvest: A case of export processing zone and industrial zone in Southern Vietnam.
15. GS. TS. Kim Irvine (Nanyang University, Singapore): Environmental systems modelling for urban planners: Considerations in promoting green urban design.
16. PGS. TS. Hồ Quốc Bằng (Trung tâm Công nghệ Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. HCM): Air emission inventory and modelling to develop clean air action plan and climate change mitigation for HCM city.

Trong số 16 tham luận của hội thảo, có tới 7 chuyên gia báo cáo về tài nguyên nước. Các nghiên cứu nhấn mạnh nguy cơ tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến đời sống sinh tồn và phát triển của con người, ở phạm vi toàn cầu, mang tầm cỡ quốc gia: Việt Nam và ngay tại Tp. HCM.

Tham luận của GS.TS. Mukand S. Babel (AIT, Thái Lan), GS. TS. Fujii Shigeo (ĐH Kyoto, Nhật Bản), PGS. TS. Kujawa Katarzyna Roeleveld (ĐH Wageningen, Hà Lan), GS. TS. Sandhya Babel (Viện SIIT, ĐH Thamasat, Thái Lan), GS. TS. Huub Rijnaarts (ĐH Wageningen, Hà Lan), PGS. TS. Lê Thị Kim Oanh và ThS. NCS. Lê Minh Trường (Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học Trường ĐH Văn Lang) đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cũng như đưa ra những giải pháp thiết thực trong việc phục hồi, quản lý tài nguyên này trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

dh van lang tieu ban moi truong bGS. TS. Mukand S. Babel (Viện Công nghệ Châu Á, AIT) trình bày tham luận: Cơ sở hạ tầng xanh: Cách tiếp cận bền vững để quản lý nguồn nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong tham luận mở đầu của phân ban Môi trường, GS.TS. Mukand S. Babel đã xây dựng một bức tranh chung về các giải pháp truyền thống trong quản lý nguồn nước, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế. Tác giả đề xuất hướng thiết kế xanh - xu hướng được ưa chuộng vì những lợi ích trong bảo tồn sinh thái và làm đẹp cảnh quan đô thị.

PGS. TS. Kujawa Katarzyna Roeleveld (ĐH Wageningen, Hà Lan) đề cập đến vấn đề thu hồi tài nguyên nước - định hướng quản lý nguồn nước đô thị/khu công nghiệp, từ nguồn nước trong hộ gia đình cho đến các nguồn nước thải và nguồn nước cấp.

Liên quan trực tiếp đến Việt Nam, tham luận của GS. TS. Fujii Shigeo (ĐH Kyoto, Nhật Bản) chỉ ra sự khác nhau về quá trình sử dụng nước của Việt Nam so với Campuchia và Thái Lan. Báo cáo viên bất ngờ cho thấy sự cải thiện về nhận thức trong việc xem xét chất lượng nguồn nước trước khi sử dụng ở Việt Nam và vấn đề chất lượng nguồn nước cấp vẫn chưa đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng.

dh van lang tieu ban moi truong cCũng đề cập đến vấn đề tài nguyên nước ở Việt Nam, cụ thể hơn là ở Tp.HCM, PGS. TS. Lê Thị Kim Oanh - Trưởng khoa Môi trường & Công nghệ Sinh học Trường ĐH Văn Lang báo cáo tham luận: Đặc điểm của người nhập cư tại Tp. HCM và rủi ro sức khỏe do sử dụng nước trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu. Các giáo sư quốc tế đánh giá cao và khuyến khuyến khích nên tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu này.

dh van lang tieu ban moi truong dLiên quan đến tài nguyên nước, tham luận của GS. TS. Kim Irvine Neil (Trường ĐH Nanyang, Singapore), và GS. TS. Huub Rijnaarts (Trường ĐH Wageningen, Hà Lan) gặp gỡ nhau ở ý tưởng thu hoạch nước mưa tại thành phố bằng các giải pháp hữu ích, khả năng ứng dụng cao. Các giải pháp kỹ thuật này có thể thực hiện ở Việt Nam. Hai giảng viên Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học là Lê Minh Trường (GS.TS. Huub Rijnaarts hướng dẫn) và Trần Thu Trang (GS. TS. Simon Bush hướng dẫn) đang thực hiện luận án Tiến sĩ về đề tài này.

Khi ô nhiễm nhựa trở thành một vấn nạn Thế giới phải đương đầu và Việt Nam là nước đứng thứ tư trên thế giới về phát thải nhựa ra biển, thì những nghiên cứu được thảo luận trong Hội thảo này của ba nhà khoa học nữ: PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu (Trường ĐH Văn Lang), PGS. TS. Judith Van Leeuwen (Trường ĐH Wageningen, Hà Lan) và GS.TS. Sanghya Babel (Viện SIIT, ĐH Thammasat, Thái Lan) thật sự rất có giá trị và ý nghĩa thực tiễn cao. Các chuyên gia đánh gia cao kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất.

dh van lang tieu ban moi truong eGS. TS. Sandhya Babel giới thiệu nội dung vi nhựa (micro-plastic) - một trong những vấn đề nóng của thế giới hiện nay, được coi như một thảm họa cho môi trường và sức khỏe. Giáo sư chia sẻ kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu xác định ô nhiễm vi nhựa trên sông Chao Praya (Bangkok, Thái Lan). GS. TS. Sandhya Babel đại diện cho Trường ĐH Tharmasat, Thái Lan là đối tác truyền thống của Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, hiện đang phối hợp với Khoa thực hiện nghiên cứu về Xác định mức độ ô nhiễm vi nhựa trên sông Sài Gòn, đặc biệt những đoạn sông được sử dụng làm nguồn nước cấp nhằm đánh giá nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

dh van lang tieu ban moi truong fPGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu, PGS. TS. Judith Van Leeuwen báo cáo tại hội thảo.

Tham luận của PGS. TS. Judith Van Leeuwen giới thiệu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nhựa từ nguồn sử dụng và sản xuất, xem xét các chính sách từ việc cấm hoặc thay thế nhựa, mức độ chịu trách nhiệm của nhà sản xuất. PGS. TS. Judith đại diện cho Khoa Chính sách Môi trường của Trường ĐH Wageningen Hà Lan – là đối tác với hơn 20 năm hợp tác nghiên cứu với Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học ĐH Văn Lang. Trong khuôn khổ của hoạt động học thuật này, hai bên đã ký kết phối hợp thực hiện dự án về phát thải chất thải nhựa tại Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Philippine.

Tham luận về tình hình sử dụng nhựa ở Việt Nam của PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu nhận được sự quan tâm của hội nghị. Báo cáo đã chỉ ra tình hình sử dụng bao nhựa, túi nilon ở Việt Nam đang ở mức báo động. Diễn giả cũng chỉ ra các giải pháp công nghệ trong sản xuất túi nhựa phân hủy sinh học thay thế cho túi nilon. Bài báo cáo là một trong những kết quả thu được từ các công trình nghiên cứu của Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học.

Bên cạnh hai vấn đề tài nguyên nước và ô nhiễm nhựa, các vấn đề về Năng lượng tái tạo; Mô hình thông tin công trình (BIM) trong thiết kế bền vững; Giảm thiểu và giám sát ô nhiễm không khí; Động lực nội tại trong báo cáo của các diễn giả chứa đựng nhiều thông tin mới mẻ, thú vị, giải pháp khả thi và mở ra nhiều ý tưởng nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu giữa các bên liên quan.

dh van lang tieu ban moi truong g

Tham luận của GS.TS. Ngô Văn Nông (Trường ĐH Nagoya, Nhật Bản) tập trung giới thiệu công nghệ vật liệu nhiệt điện (Thermo - Electric Materials), dùng chuyển đổi sự chênh lệch nhiệt độ thành điện năng... Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghệ này có nhiều triển vọng khi tận dụng các nguồn nhiệt thải để phát điện, có thể ứng dụng cho các thiết bị Internet vạn vật (IoT) để quản lý môi trường, quản lý thiết bị.

GS.TS. Tsunemi Watanabe (ĐH Công nghệ Kochi, Nhật Bản) báo cáo tham luận "Phân tích thể chế để phát triển bền vững trong hoạt động xây dựng, trường hợp nghiên cứu tại Nhật Bản", khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng. Giáo sư cho thấy mức độ áp dụng của IoT vào các công trình xây dựng là một bước tiến mà Việt Nam cần học hỏi, đáp ứng xu hướng phát triển bền vững cho ngành công nghiệp xây dựng.

Liên quan đến vấn đề thiết kế bền vững, TS. Lê Hùng Tiến (Trưởng Khoa Kỹ thuật, Trường ĐH Văn Lang) báo cáo tham luận "Tối ưu hóa thiết kế bằng cách sử dụng mô hình thông tin xây dựng công nghệ (BIM) để thiết kế bền vững", chỉ ra Thiết kế tối ưu dùng Mô hình thông tin công trình (BIM) - một ứng dụng công nghệ thông tin vào kiến trúc, xây dựng và cơ điện... BIM giúp tối ưu chi phí cho toàn bộ vòng đời dự án từ thiết kế đến thi công và vận hành.

dh van lang tieu ban moi truong h

PGS. TS. Hồ Quốc Bằng (Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. HCM) trình bày về các cách thức thu thập, đo đạc và đánh giá ô nhiễm không khí tại Tp.HCM… Các kết quả rất hữu ích cho việc quy hoạch các khu đô thị hay khu công nghiệp tại Tp.HCM. PGS. TS. Hồ Quốc Bằng đánh giá cao bài tham luận của TS. Lê Hùng Tiến, đã đặt câu hỏi và có những trao đổi sâu về khoa học và khả năng hợp tác sau khi hội thảo kết thúc.

Các yếu tố kỹ thuật để tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí cũng được đề cập trong các tham luận của hội thảo, như: Phương pháp tích hợp, xuyên biên giới để xác định phát thải khí thải GHF (Mr. Ger Groeneveld, VEG Hồng Kông), Đánh giá kỹ thuật sử dụng hiệu quả máy nước nóng năng lượng mặt trời (TS. Đỗ Trí Nhựt, Khoa Kỹ thuật, Trường ĐH Văn Lang)… Đây là những công trình nghiên cứu mang lại giá trị ứng dụng thiết thực, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, tiết kiệm chi phí và giảm thải ô nhiễm môi trường.

dh van lang tieu ban moi truong i

Trong phiên họp mở rộng vào buổi chiều, các chuyên gia đã cùng ngồi lại thảo luận, trao đổi ý tưởng của các dự án mỗi bên đang triển khai để cùng hợp tác. Ngoài xây dựng được mạng lưới phối hợp nghiên cứu, thành quả của Hội thảo còn là 07 biên bản ghi nhớ hợp tác trong hoạt động nghiên cứu và học thuật, trong đó có 04 biên bản hợp tác với Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học Trường Đại học Văn Lang, 03 biên bản ký kết hợp tác với Khoa Kỹ thuật Trường Đại học Văn Lang.

1. Trường Đại học Văn Lang - Wageningen University: Nghiên cứu về chất thải nhựa tại Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Philippine. Trao đổi học viên cao học.
2. Trường Đại học Văn Lang - School of Economics and Management – Kochi University of Technology: Áp dụng zero waste trong du lịch: Kết nối đối tượng người tàn tật.
3. Trường Đại học Văn Lang - Công ty Nam Hưng Phú: Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước thải giàu nitơ.
4. Trường Đại học Văn Lang - Kochi University of Technology: Trao đổi sinh viên đại học;
5. Trường Đại học Văn Lang - Nagoya University – AIT: Dự án xử lý nước biển thành nước ngọt cung cấp cho cộng đồng.
6. Trường Đại học Văn Lang - Nagoya University: Ứng dụng khoa học dữ liệu (A.I, IoT,...)  trong quản lý môi trường.
7. Trường Đại học Văn Lang - Nagoya University: Thermo-Electrics application for IoT.


Theo đánh giá của GS. TS. Kim Neil Irvine (ĐH Nangyang, Singapore): “Hội thảo Khoa học Quốc tế về Thiết kế Bền vững và Thích ứng với Biến đổi khí hậu được tổ chức với chất lượng cao, qui tụ nhiều chuyên gia đầu ngành của Thế giới, thảo luận các vấn đề cốt lõi của Thế giới và Việt Nam. Điều này là cần thiết để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong kĩnh vực nghiên cứu, đồng thời cho thấy tiềm năng của Văn Lang, giúp kết nối Văn Lang với các đối tác hoặc các tổ chức khác thông qua đối tác”.

Nguyễn Liên tổng hợp
Hình ảnh: Anh Tình, Nguyễn Linh


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag