TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Đại học Văn Lang đồng tổ chức Hội thảo Bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống trong đô thị Việt Nam

(VLU, 06/11/2021) Nhân kỷ niệm 13 năm Ngày Đô thị Việt Nam, ngày 05/11/2021, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển Trường Đại học Văn Lang phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo nhân lực ASEAN Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. HCM và Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Tp.HCM đồng tổ chức hội thảo "Bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống trong đô thị Việt Nam: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm từ các nước ASEAN".

Hội thảo vinh dự đón tiếp hơn 235 học giả, chuyên gia, nhà quản lý, giảng viên và sinh viên đến từ các đơn vị đào tạo, nghiên cứu - phát triển văn hóa thuộc 07 nước Việt Nam, Singapore, Mỹ, Maylaysia, Philippine, Indonesia, Campuchia.

vlu hoi thao bao ton di san kien truc truyen thong aChương trình nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên trong và ngoài nước.

Phát triển khai mạc hội thảo, TS. Lê Hoàng Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.HCM) cho biết, chương trình đã nhận được hơn 40 bài tham luận (tiếng Anh và tiếng Việt) với chủ đề phong phú, đa dạng. Trong đó, 30 bài được chọn lọc biên tập và xếp loại vào 04 nhóm giải pháp và kiến nghị chính:

Nhóm 1: Di tích kiến trúc và các giá trị văn hóa

  • Lan tỏa giá trị di tích và đặc trưng văn hóa gắn kết (Hà Nội, Tp. HCM), giao thoa/ tiếp biến (Huế), dấu ấn (Tây Ninh, Sài Gòn xưa)
  • Sự quan tâm và vai trò của cộng đồng tác động qua lại đến di tích phục vụ cộng đồng.

Nhóm 2: Quản lý di sản kiến trúc trong đô thị

  • Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số (Bảo tàng Lịch sử Tp.HCM), áp dụng công nghệ mới: 3D, BIM lab, Scan Laze, VR/XR
  • Quy định, mức độ/ hạng mục ưu tiên cần quan tâm hơn đối với các di sản văn hóa.
  • Quản lý mục tiêu du lịch (Hội An), giáo dục (Tp.HCM) và phát triển bền vững (di sản thế giới Huế, Hội An).

Nhóm 3: Bảo tồn, phát huy giá trị và tạo dựng bản sắc đô thị

  • Tiếp cận đa ngành đa chiều (kinh tế, xã hội Tp.HCM), di sản kiến trúc trong đô thị thích ứng (Saigon - Tp.HCM);
  • Giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị vật thể/ phi vật thể, cơ chế/ chính sách, vai trò người dân, chính quyền, các bên.

Nhóm 4: Bài học kinh nghiệm ASEAN và quốc tế

  • Vai trò của cộng đồng ASEAN, tổ chức du lịch quốc tế
  • Hệ thống chính sách, hoạt động bảo tồn, ứng phó biến đổi khí hậu, ngập lụt, hạ tầng kỹ thuật (các nước ASEAN).  

Trong đó, người tham dự đã được lắng nghe và trao đổi các vấn đề chuyên môn cùng 5 diễn giả Việt Nam và 2 khách mời quốc tế. PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang nhận xét: "Trong dòng chảy phát triển thời đại, vấn đề bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống trong đô thị Việt Nam là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Bên cạnh các giá trị khoa học, những nghiên cứu được trình bày tại hội thảo sẽ góp phần vào việc gìn giữ di sản trong thành phố, quốc gia và cho thế hệ sau."


Các diễn giả trình bày tham luận:
1/ TS. Nguyễn Thị Hậu – Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh
2/ TS. Nikhil Joshi – Khoa Kiến trúc, Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
3/ Ông Gan Yee Chun – Tổng giám đốc Công ty TNHH Samtec Việt Nam
4/ TS. Nguyễn Đức Tuấn – Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh
5/ TS. Nguyễn Minh Nhật – Trưởng ban Văn hóa – Xã hội Tp. Hồ Chí Minh
6/ TS. Nguyễn Anh Thư và nhóm nghiên cứu – Khoa Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
7/ NCS. Phan Hoàng Long – Trung tâm Nghiên cứu đô thị sáng tạo Lý Quang Diệu (LKYCIC) thuộc Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore.

Trong khuôn khổ hội thảo quốc tế, các diễn giả đã thảo luận, mang đến những kiến thức chuyên sâu, thể hiện giá trị các di tích và đặc trưng văn hóa mang lại cho xã hội, cộng đồng. Ngoài ra, một số nghiên cứu mang hơi thở thời đại, kết hợp yếu tố công nghệ cũng cho thấy khả năng thích ứng và tiềm năng phát triển bền vững của di sản ngay trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Đúc kết những bài học kinh nghiệm qua quá trình phát triển và bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống trong đô thị từ ASEAN nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung, các chuyên gia cũng đưa ra nhiều giải pháp và kiến nghị hữu ích cho vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản vật thể/ phi vật thể mang bản sắc dân tộc cho các di sản kiến trúc truyền thống tại đô thị Việt Nam.

TS. Ngô Minh Hùng - Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển Trường Đại học Văn Lang cho biết, 29 công trình nghiên cứu được tuyển chọn sẽ được xuất bản và công bố trong ấn phẩm "Bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống trong đô thị Việt Nam: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm từ các nước ASEAN" trong thời gian tới. Ấn phẩm này sẽ góp phần tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, thúc đẩy quá trình đưa bản sắc văn hóa dân tộc vào trong đô thị hiện đại, phát triển bền vững trong bối cảnh "bình thường mới" và "chuyển đổi số" mạnh mẽ ở Việt Nam.

Hoài Anh

 


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag