TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

“Ilimo Campa từ khảo cổ học” – công trình mới xuất bản của Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Phát triển ĐH Văn Lang

(P.TS&TT - Văn Lang, 17/07/2020) - Tháng 6/2020, Viện nghiên cứu Di sản Văn hóa và Phát triển Trường Đại học Văn Lang kết hợp cùng NXB Thế giới phát hành công trình nghiên cứu Ilimo Campa từ khảo cổ học của 2 tác giả: TS. Ngô Minh Hùng và ThS. Quảng Văn Sơn.

Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Phát triển (INCHES) được thành lập ngày 07/10/2019, là đơn vị hỗ trợ, triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển nhóm nghiên cứu mũi nhọn của Trường Đại học Văn Lang. Đây là viện nghiên cứu di sản đầu tiên trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam, được trang bị mô hình kính thực tế ảo 3D-VR giúp người xem tìm hiểu các công trình di sản văn hoá. Với mục tiêu sẽ là trung tâm về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa tại Việt Nam, Viện chú trọng mở rộng các công trình nghiên cứu, đặc biệt theo định hướng quốc tế hóa của Trường Đại học Văn Lang.

Mới đây, Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Phát triển Trường Đại học Văn Lang vừa xuất bản thành công công trình nghiên cứu Ilimo Campa từ khảo cổ học nhằm bổ sung thêm tư liệu và làm rõ những vấn đề về bảo tồn di sản văn hóa Champa. Cuốn sách cũng là một cột mốc đánh dấu hoạt động nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Phát triển Trường Đại học Văn Lang.

vlu ilimo campa aCuốn sách chuyên khảo “Ilimo Campa từ khảo cổ học” - tác giả: TS. Ngô Minh Hùng và ThS. Quảng Văn Sơn (Viện Nghiên cứu Di sản và Phát triển Trường Đại học Văn Lang), xuất bản tháng 6/2020.

Bên cạnh một số ngành khoa học xã hội và nhân văn, khảo cổ học và vấn đề bảo tồn di sản Champa cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Thực tế công tác bảo tồn di sản đối với nền văn hóa này còn nhiều bất cập. Di sản văn hóa Champa (bao gồm thành trì, các khu thánh địa, các cụm đền tháp; các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bằng đá và gạch, đồ gốm sứ, vật dụng, đồ thờ cúng bằng các loại chất liệu có giá trị nghệ thuật cao, trong đó có Thánh địa Mỹ Sơn) dần phai nhòa trong những năm gần đây, như một lời báo hiệu về sự tồn vong của di sản này.

ThS. Quảng Văn Sơn cho biết: Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Phát triển Trường Đại học Văn Lang đã tham gia giảng dạy Workshop online giới thiệu 2 chuyên đề: “Di sản kiến trúc” và “Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam) - từ nghiên cứu đến bảo tồn” cho sinh viên ngành Kiến trúc của Trường Đại học Văn Lang và Trường Đại học Bách Khoa TPHCM. Cuối tháng 6 vừa rồi, Khoa Kỹ thuật Xây dựng Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM đã mời 2 tác giả của Viện cùng tham gia chương trình “Hội thảo khoa học và đánh giá kết quả nghiên cứu của sinh viên trong đợt khảo sát thực địa di tích tại tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng” - một chương trình giảng dạy lồng ghép của môn “Di sản học: Tham quan di sản miền Trung” của sinh viên ngành Kiến trúc. Đây là những hoạt động thực tế cho phép nhóm tác giả nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Champa.

vlu ilimo campa cThS. Quảng Văn Sơn trùng tu hiện vật bằng đồng tại Quảng Nam.

vlu ilimo campa dTS. Ngô Minh Hùng và ThS. Quảng Văn Sơn tham gia Hội thảo khoa học "Tham quan di sản miền Trung: ĐÀ NẴNG - MỸ SƠN - HỘI AN - CÙ LAO CHÀM" và đánh giá kết quả nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM trong đợt khảo sát thực địa di tích tại tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, 6/2020.

Tiếp nối mạch nghiên cứu về di sản văn hóa Champa, trong thời gian tới, Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Phát triển Trường Đại học Văn Lang sẽ tổ chức nghiên cứu, khảo sát, điền dã, ghi chép, số hóa và hệ thống lại di sản văn hóa Champa dọc miền Trung Việt Nam. Các hội thảo về di sản kiến trúc sẽ được tổ chức nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Champa cũng như phát triển di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tuệ Khánh tổng hợp


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag