TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang thông tin chính thức

Toàn cảnh CSoNet 2019 – Hội nghị quốc tế về dữ liệu tính toán và mạng xã hội tại Trường Đại học Văn Lang

(P.TS&TT – Văn Lang, 20/11/2019)Trong 03 ngày 18-20/11/2019, Trường Đại học Văn Lang vinh dự đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế CSoNet lần thứ 8 năm 2019. Hội nghị thu hút gần 80 nhà khoa học là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học – công nghệ thông tin thế giới.

CsoNet (International Conference of Computational and Social Networks) là hội nghị quốc tế thường niên về dữ liệu tính toán và mạng xã hội, được tổ chức lần đầu năm 2013. Năm nay là năm thứ 2 sự kiện CSoNet được tổ chức tại Việt Nam và là lần đầu tiên Trường Đại học Văn Lang được chọn đăng cai tổ chức hội nghị chuyên sâu tầm cỡ quốc tế này. 

Đọc thêm thông tin giới thiệu về sự kiện CSoNet 2019 tại Trường Đại học Văn Lang tại đây.

vlu csonet2019 8Hội nghị quốc tế về Dữ liệu tính toán và mạng xã hội lần thứ 8 CSoNet 2019 được tổ chức trong 3 ngày 18 - 20/11/2019 tại Hội trường Trịnh Công Sơn - Cơ sở 3 Trường Đại học Văn Lang. Gần 80 chuyên gia trong lĩnh vực khoa học dữ liệu và công nghệ thông tin đến từ nhiều quốc gia đã hội tụ tại Hội nghị, cùng chia sẻ nhiều nghiên cứu mới về dữ liệu lớn, mạng xã hội và ứng dụng số trong thời đại công nghệ 4.0

vlu csonet2019 1Với vai trò đăng cai tổ chức, Trường Đại học Văn Lang đã phối hợp rất tốt với Ban chỉ đạo Hội nghị CSoNet để hoàn thiện các khâu khách mời, tổ chức, thiết kế và phát hành các ấn phẩm, truyền thông,... Tại buổi khai mạc CSoNet 2019 sáng 18/11/2019, PGS. TS Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang và GS. Thái Trà My - Trường Đại học Florida (Mỹ), đại diện tổ chức CSoNet đã cùng chia sẻ những quan điểm chung về phát triển số trong môi trường đại học và ứng dụng công nghệ dữ liệu nhằm thay đổi đời sống xã hội hiện đại.

Khai mạc Hội nghị CSoNet 2019, PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang - phát biểu:
vlu csonet2019 11"CSoNet là hội nghị quốc tế thường niên về dữ liệu tính toán toán và mạng xã hội, là nơi các nhà khoa học chia sẻ, thảo luận về xu hướng phát triển và những đột phá trong lĩnh vực dữ liệu, công nghệ thông tin và truyền thông. Với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, CSoNet 2019 cung cấp cái nhìn đa chiều về dữ liệu tính toán và mạng xã hội trong tương lai, định hình hướng đi rõ nét hơn cho Việt Nam khi sử dụng dữ liệu lớn và mạng xã hội trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Sự kiện cũng góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học trong lĩnh vực khoa học máy tính và khoa học công nghệ.
Thay mặt Trường Đại học Văn Lang, tôi rất hân hạnh chào đón tất cả các vị khách quý, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp đã đến tham dự, chia sẻ ý tưởng và giải pháp thông qua các tham luận sâu sắc và những thảo luận hiệu quả trong hội nghị này. Chúng tôi hy vọng Hội nghị CSoNet không chỉ mang đến những kế hoạch khai thác Big Data trong tương lai và đưa ra các giải pháp công nghệ, mà còn đem đến cơ hội tìm hiểu, chia sẻ kết quả nghiên cứu mới nhất, kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Với Trường Đại học Văn Lang, ngày hôm nay cũng là sự khởi đầu cho chúng tôi bắt đầu các dự án mới liên quan đến: (1) Xây dựng hệ sinh thái số của Trường Đại học Văn Lang; (2) Nghiên cứu và đào tạo về Khoa học máy tính."

vlu csonet2019 2Ban lãnh đạo Trường Đại học Văn Lang và GS. Thái Trà My - đại diện Ban chỉ đạo CSoNet - trao hoa cảm ơn các nhà khoa học đến từ các trường đại học trên thế giới đã tham dự Hội nghị quốc tế CSoNet 2019, mang đến những tham luận và nghiên cứu giá trị: GS. Raman Arora – Đại học Johns Hopkins (Mỹ); GS. Francesco Bonchi - Đại diện ISI Foundation; GS. Rosa Benito – Trường Đại học Politecnica de Madrid (Tây Ban Nha); GS. Sabrina Gaito - Università degli Studi di Milano.

Trong 3 ngày 18 - 20/11/2019, Hội nghị CSoNet đã có 3 bài phát biểu quan trọng (keynote speech):

- “Distance-based community search” - GS. Francesco Bonchi – Đại diện ISI Foundation;

- “Building Information Modeling as Digital Twin for Sustainable Design Optimization” - TS. Lê Hùng Tiến - Trưởng Khoa Kỹ thuật Trường Đại học Văn Lang

- “Computational Analysis of Interactomes: Challenges, Solutions, and Opportunities” - GS. Tamer Kahveci - Trường Đại học Florida (Mỹ).

vlu csonet2019 3GS. Francesco Bonchi – Đại diện ISI Foundation trình bày tham luận đầu tiên. Với chủ đề "Distance-based community search", GS. Francesco Bonchi trao đổi về phương pháp xác định một nhóm đối tượng trong mạng lưới khủng bố bị nghi ngờ tổ chức tấn công anh ninh mạng.

vlu csonet2019 4Là một trong những diễn giả chính của CSoNet 2019, TS. Lê Hùng Tiến - Trưởng Khoa Kỹ thuật Trường Đại học Văn Lang trình bày tham luận “Building Information Modeling as Digital Twin for Sustainable Design Optimization”, nhận định tầm quan trọng của các ứng dụng BIM: “Các ứng dụng BIM dựa trên nguồn mở để tối ưu hóa thiết kế tính toán, cho phép các nhà thiết kế đạt được thiết kế tối ưu với sự trợ giúp của các công cụ công nghệ thông tin. Hơn nữa, việc triển khai BIM mang ý nghĩa xã hội học 90% trong khi công nghệ chỉ đóng vai trò 10%. Ứng dụng dữ liệu tính toán và quản lý dự án phân tích mạng xã hội, động lực học nhóm giúp chủ dự án có cái nhìn sâu sắc về các hoạt động của nhóm BIM và dự đoán xu hướng đang diễn ra.”

 

Ngoài 3 keynote speech, CSoNet 2019 còn có 5 bài diễn thuyết của các diễn giả khách mời và 40 nghiên cứu được tập hợp trong tài liệu Hội nghị. Các bài tham luận tại CSoNet 2019 sẽ được đưa lên thư viện số về Khoa học máy tính, được ISI liệt kê theo từng chuyên đề. Ngoài ra, các tham luận chất lượng cao sẽ được lựa chọn đăng trên các tạp chí khoa học Combinatorial Optimization, IEEE Transactions on Network Science and Engineer và Computational Social Network.

vlu csonet2019 10Một phiên thảo luận với chủ đề "Next Big Thing in Big Data" cũng được tổ chức trong ngày cuối cùng của Hội nghị, 20/11/2019.

vlu csonet2019 6Trong phiên trao đổi chung ngày 20/11/2019, đã có 04 tham luận về chủ đề “Next Big Thing in Big Data” của 04 diễn giả: Tran Vu Pham - HCMC University of Technology, Taekyoung Kwon - Seoul National University, Sabrina Gaito - Università degli Studi di Milano, Ronaldo Menezes University of Exeter.

Phiên trao đổi chung “Next Big Thing in Big Data” đã đề ra những hướng đi mới trong xử lý và sử dụng Big Data - một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Phiên trao đổi được dẫn dắt bởi 04 diễn giả hàng đầu trong các nghiên cứu về Big Data:
PGS. TS. Phạm Trần Vũ - Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Ông quan tâm đến việc phát triển và áp dụng các kỹ thuật và công cụ mới từ Big Data, IoT và các hệ thống phân tán để giải quyết các vấn đề thực tế trong giao thông đô thị, thành phố thông minh, nông nghiệp,...
GS. Taekyoung Kwon - Đại học Quốc gia Seoul (SNU): Mối quan tâm nghiên cứu của ông nằm ở Internet phi tập trung, bao gồm: blockchain, truyền phát video, mạng trung tâm dữ liệu, nội địa hóa và mạng xã hội trực tuyến.
GS. Sabrina Gaito - Đại học Milan: Hoạt động nghiên cứu của bà diễn ra trong khoa học dữ liệu và mạng, tập trung vào mạng xã hội, tính di động và hành vi của con người. Bà nằm trong ban biên tập của các tạp chí hàng đầu như PlosOne, Tạp chí Khoa học Mạng Ứng dụng và đồng tổ chức các hội nghị và hội thảo trong các lĩnh vực mạng phức tạp.
GS. Ronaldo Menezes - Trưởng khoa Khoa học Máy tính tại Đại học Exeter, Giám đốc Phòng thí nghiệm BioComplex. Các nghiên cứu của ông bao gồm Khoa học Mạng, Động lực và Di động, Hệ thống phức tạp và Hệ thống đô thị. Ông tham gia sâu vào cộng đồng nghiên cứu về Khoa học di động và Khoa học mạng với tư cách là thành viên sáng lập của ban chỉ đạo CompleNet; thành viên hội đồng quản trị của NetSci Society và Hội nghị về mạng lưới phức tạp Mỹ (LANET). Ông cũng là đồng tổng biên tập của một trong những tạp chí chính trong lĩnh vực - "Khoa học mạng ứng dụng" - được xuất bản bởi Springer Nature.

Tại phiên tổng kết Hội thảo quốc tế CSoNet 2019, các nhà khoa học cùng Ban tổ chức CSoNet và Ban lãnh đạo Trường Đại học Văn Lang tiếp tục thảo luận về vấn đề xây dựng hệ sinh thái số tại Trường Đại học Văn Lang, mở ra cơ hội áp dụng dữ liệu lớn và mạng xã hội trong thời đại công nghệ 4.0 vào môi trường giáo dục.

vlu csonet2019 5TS. Nguyễn Cao Trí – Phó Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Văn Lang trình bày về Hệ sinh thái số Văn Lang: “Mục tiêu cuả Văn Lang hiện nay là tăng tốc trong kế hoạch tạo ra một hệ sinh thái số để tạo nên một môi trường đào tạo nhiều cơ hội thực hành hơn cho sinh viên, xúc tiến đào tạo nghề. Trong tương lai chúng tôi sẽ thành lập “Van Lang Science Park” - nơi hội tụ các nghiên cứu đối mới sáng tạo cho sinh viên, nơi các nhà khoa học hợp tác và trao đổi. Với nhiều thách thức lớn, kế hoạch này cần sự hỗ trợ của một lực lượng lớn các nhà khoa học. Sau Hội nghị quốc tế CSoNet 2019, tôi hi vọng các nhà khoa học sẽ kết nối cùng Trường Đại học Văn Lang để hiện thực hóa kế hoạch chuyển đổi số này.

vlu csonet2019 7Hệ sinh thái số Văn Lang nhận được nhiều sự quan tâm và đóng góp tích cực từ các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thông tin.

Sau thành công vang dội của talkshow ấn tượng về AI-Blockchain diễn ra ngày 01/11/2019 và hoàn thành xuất sắc vai trò “host” sự kiện CSoNet 2019, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Văn Lang hoàn toàn có niềm tin về một Hệ sinh thái số trong một ngày không xa, giúp những người đam mê công nghệ, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ của Văn Lang và sinh viên Việt Nam có cơ hội tìm hiểu, chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất, kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, Big Data.

Tuệ Khánh, Kim Ngân
Ảnh: Lee Minh Phương, Mai Nhân, Khánh Thịnh


Tin mới

HE THONG LOGO CUA TRUONG 02

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Tuyển sinh: 028.7105 9999 | Đào tạo: 028.7109 9221

Hỗ trợ SV (Call Center): 028.7106 1111

info@vlu.edu.vn

Cơ sở chính: 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP. HCM

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Ký túc xá: 160/63A-B Phan Huy Ích, P. 12, Q. Gò Vấp, TP. HCM

vn flag  vn flag